Intracom Group

Hành vi xả chất thải ra môi trường là vi phạm gì?

Xả chất thải ra môi trường là vi phạm gì? Việc xả chất thải ra môi trường không chỉ gây ô nhiễm ngay lập tức mà còn đe dọa đến sức khỏe của chính chúng ta. Đây không chỉ đơn thuần là một vi phạm môi trường, mà còn là sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái. Cùng Intracom Group tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Đôi điều cần biết về chất thải

Những vật phẩm như: bao bì, túi nilon, đồ dùng hàng ngày, giấy…. cùng nhiều loại vật liệu khác mà chúng ta không sử dụng nữa và thải ra môi trường xung quanh thì được xem là chất thải, rác thải.

Rác thải có thể xuất hiện ở mọi nơi, từ nông thôn tới thành thị, từ những quốc gia nghèo đói đến các quốc gia phát triển, giàu mạnh. Nếu không được xử lý đúng cách, các loại chất thải này sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ đó gây hậu quả nghiệm trọng cho hệ sinh thái trong tương lai.

Rác thải sinh hoạt được phân chia thành ba loại chính: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế.

Rác thải hữu cơ, dễ phân hủy, thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật. Đây bao gồm những phần bỏ đi của thực phẩm sau khi chế biến, thức ăn thừa, hoa lá cây không sử dụng.

Rác thải vô cơ là loại không thể sử dụng hoặc tái chế và chỉ có thể xử lý bằng cách chôn lấp. Đây có thể là bao bì, túi nilon, vật dụng hàng ngày của con người.

Rác thải tái chế là loại khó phân hủy nhưng có thể tái sử dụng. Ví dụ như giấy thải, vỏ hộp, chai hoặc lon thực phẩm.

xả chất thải ra môi trường là vi phạm gì

Xả chất thải ra môi trường là vi phạm gì?

Cấm hành vi xả chất thải trái phép vào môi trường

Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường là hành động bị nghiêm cấm theo quy định của Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Điều này bao gồm việc vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn hoặc chất thải nguy hại không tuân theo quy trình kỹ thuật hoặc luật lệ về bảo vệ môi trường.

Hành vi xả nước thải, khí thải chưa qua xử lý đạt chuẩn chất lượng cũng bị cấm. Cũng như thực hiện các dự án đầu tư hoặc xả thải mà chưa đáp ứng được các điều kiện quy định cho phép về bảo vệ môi trường.

Mức phạt hành chính cho hành vi xả thải trái phép

Mức phạt hành chính cho hành vi xả thải trái phép ra môi trường được quy định theo Điều 4 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Theo đó:

Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể bị: cảnh cáo hoặc phạt tiền tới 1.000.000.000 VNĐ đối với cá nhân và tổ chức là tới 2.000.000.000 VNĐ.

Có các hình phạt bổ sung ngoài phạt tiền như sau:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép xả thải khí thải công nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Tịch thu các vật phẩm, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Tạm ngừng các hoạt động liên quan đến xử lý chất thải của doanh nghiệp. Sau khi thời hạn xử lý kết thúc, các hoạt động không liên quan vẫn được phép tiếp tục. Đồng thời, doanh nghiệp vi phạm còn có thể phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Ví dụ: buộc phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và báo cáo kết quả khắc phục theo quy định.

Tuy nhiên, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm ngừng các công việc liên quan đến việc xả thải của doanh nghiệp. Các hoạt động khác sẽ được tiếp tục hoạt động như bình thường.

Trách nhiệm hình sự trong việc gây ô nhiễm môi trường

Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây ô nhiễm được quy định tại Điều 235 Chương XIX Bộ luật Hình sự 2015 về “Tội gây ô nhiễm môi trường”. Theo quy định này, doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường có thể bị trừng phạt tùy theo tính chất và mức độ của vi phạm.

Cụ thể, các hành vi như xả thải gây ô nhiễm có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm. Điều này áp dụng cho những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Trách nhiệm quản lý chất thải và phế liệu không chỉ là của các cơ quan quản lý mà còn là của mỗi chúng ta. Từ mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cộng đồng. Việc xử lý chất thải một cách bền vững không chỉ giúp bảo vệ môi trường ngay trong thời điểm hiện tại mà còn góp phần xây dựng môi trường lành mạnh cho thế hệ sau.

Mọi hành động nhỏ từ việc tái chế, tiết kiệm năng lượng cho đến việc hạn chế xả thải đều đóng góp vào sự cân bằng của môi trường sống chung của chúng ta.

Hy vọng rằng, bài viết của Intracom Group về vấn đề “xả chất thải ra môi trường là vi phạm gì” sẽ giúp bạn đọc cùng đồng lòng xây dựng một môi trường trong lành, bền vững hơn cho tương lai. Hãy chung tay cùng nhau bảo vệ hành tinh này, để nó có thể tiếp tục nuôi sống cho chúng ta và những thế hệ tiếp theo.

5/5 - (1 bình chọn)
  • Tags: