Ưu nhược điểm của năng lượng không tái tạo là một trong những chủ đề nổi bật được nhắc đến nhiều khi thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ. Trong khi các quốc gia phát triển đang đầu tư lớn vào các giải pháp năng lượng tái tạo, thì ở nhiều nơi, năng lượng không tái tạo vẫn là nguồn cung cấp chính yếu. Vậy ưu điểm của năng lượng không tái tạo là gì? Và nhược điểm của năng lượng không tái tạo có khiến chúng ta cần sớm thay đổi cách tiếp cận hay không?.
Năng lượng không tái tạo là những nguồn năng lượng được khai thác từ các tài nguyên thiên nhiên có giới hạn như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên và uranium. Chúng được hình thành trong hàng triệu năm và không thể phục hồi nhanh chóng sau khi bị khai thác. Chính vì vậy, đây được coi là nguồn tài nguyên hữu hạn.
Hiện nay, phần lớn điện năng trên thế giới vẫn đến từ các loại năng lượng không tái tạo. Nhờ công nghệ khai thác phát triển, chúng có thể cung cấp lượng điện ổn định, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, giao thông và sinh hoạt. Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng này cũng kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường và phát triển dài hạn.
Không thể phủ nhận ưu điểm của năng lượng không tái tạo trong lịch sử phát triển của loài người. Một trong những lợi thế rõ rệt nhất là hiệu suất tạo điện cao và khả năng cung cấp điện liên tục, ổn định, điều này rất quan trọng đối với các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa hoặc có nhu cầu tiêu thụ điện lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ…
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng này cũng đã được đầu tư hoàn chỉnh từ hàng chục năm trước, từ nhà máy điện than, hệ thống vận chuyển dầu khí, cho đến các lò phản ứng hạt nhân, tất cả đều đã hoạt động trơn tru với hiệu suất cao, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí ban đầu. Không chỉ vậy, chi phí sản xuất điện từ than và khí tự nhiên hiện vẫn rẻ hơn so với nhiều loại năng lượng tái tạo, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì năng lượng không tái tạo cũng có nhiều nhược điểm khiến nó không còn được ưa chuộng nhiều như trước nữa. Trước hết, đây là nguồn tài nguyên hữu hạn, khi các mỏ dầu, mỏ than và khí tự nhiên cạn kiệt, chi phí khai thác sẽ ngày càng tăng, kéo theo đó là giá điện và chi phí sản xuất cũng tăng.
Đặc biệt là việc khai thác các loại năng lượng không tái tạo cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Ngoài khí CO₂, quá trình này còn thải ra nhiều chất độc hại khác như SO₂, NOx, bụi mịn… gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Còn chưa kể đến những rủi ro về tai nạn, sự cố kỹ thuật như: nổ nhà máy điện hạt nhân, tràn dầu trên biển hay rò rỉ khí độc trong quá trình khai thác từng gây hậu quả nghiêm trọng về người và của.
Nếu năng lượng không tái tạo bị giới hạn về trữ lượng, gây ô nhiễm môi trường và chiếm tỷ trọng lớn trong phát thải nhà kính, thì năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện lại mang đến giải pháp sạch, thân thiện và lâu dài.
Không giống như việc mất hàng triệu năm để hình thành một mỏ than hay mỏ dầu, gió và mặt trời luôn có sẵn mỗi ngày trong tự nhiên. Nhờ vậy, có thể khai thác chúng có thể liên tục mà không làm tổn hại đến môi trường sống. Đây là lý do vì sao các quốc gia phát triển như Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Nhật Bản… đang đẩy mạnh tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu điện quốc gia.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải nơi nào cũng có đủ điều kiện để áp dụng ngay năng lượng tái tạo. Những vùng không có nhiều gió, ánh sáng mặt trời yếu, hoặc chi phí đầu tư ban đầu còn cao và vẫn cần một giai đoạn chuyển tiếp, trong đó năng lượng không tái tạo đóng vai trò hỗ trợ.
Với những ưu nhược điểm của năng lượng không tái tạo cho thấy rõ sự đánh đổi giữa hiệu quả tức thời và tính bền vững lâu dài. Dù hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu, nhưng với những tác động đến môi trường và tính hữu hạn của tài nguyên, việc con người đang chuyển dần sang các giải pháp năng lượng sạch là điều tất yếu.
Việc hiểu rõ ưu điểm của năng lượng không tái tạo giúp chúng ta khai thác hợp lý trong giai đoạn chuyển tiếp trong tương lai, còn nhược điểm của năng lượng không tái tạo lại chính là động lực để tìm kiếm những giải pháp thay thế tối ưu hơn. Đừng bỏ lỡ cơ hội đón đầu xu hướng sống xanh, hãy cùng Intracom Group tìm hiểu thêm về các giải pháp năng lượng tái tạo để chuẩn bị cho tương lai phát triển bền vững, an toàn và chủ động các bạn nhé!
Tin tức liên quan