Intracom Group

Tiềm năng thủy điện tại Việt Nam và thách thức tương lai

Tiềm năng thủy điện tại Việt Nam hiện nay đang là sự quan tâm của cả chính phủ, các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bên cạnh những lợi thế về khí hậu, hệ thống sông ngòi, những triển vọng tươi sáng để phát triển ngành vẫn còn nhiều thách thức đang chờ đợi để vượt qua. Không chỉ có những thách thức về con người, ngay cả thiên nhiên cũng đang mang đến những sự lung lay về tính liên tục của thủy điện. Gần đây nhất là ảnh hưởng tiêu cực của hiện thời tiết cực đoan El nino, dẫn đến lượng mưa tại các hồ thủy điện miền Bắc giảm sút đáng báo động, các hồ chứa nước đều xuống dưới mực nước chết, các nhà máy thủy điện không có nước để vận hành với công suất tốt nhất.

Những thách thức về việc quản lý nguồn nước một cách bền vững, xây dựng các hồ thủy điện sao cho không ảnh hưởng quá lớn đến dòng chảy tự nhiên của các con sông, hay việc các dự án thủy điện cần có ngân sách đầu tư lớn và những chính sách phát triển của chính phủ liên quan, quy hoạch đất đai làm dự án,… Nếu giải quyết được các vấn đề này, rõ ràng, ngành thủy điện tại Việt Nam sẽ có thể băng băng phát triển mạnh mẽ hơn nữa và trở thành nguồn năng lượng chính trong tương lai, thay thế cho nhiệt điện than hiện tại.

Thực trạng khai thác sử dụng nguồn thủy điện hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay đang có 385 công trình thủy điện đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 18.564 MW, hiện đang xây dựng 143 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 1.848 MW. Thủy điện hiện đang là nguồn sản xuất năng lượng điện lớn tại Việt Nam hiện nay, chiếm khoảng 27% toàn ngành.

tiềm năng thủy điện

Các dự án thủy điện nhỏ đang được triển khai xây dựng và nghiên cứu phát triển rộng, bên cạnh đó tại Việt Nam đã có các nhà máy thủy điện với công suất lớn như Nhà máy thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình, thủy điện Lai Châu, thủy đinệ Yaly, Huội Quảng,… Trong đó, nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện to nhất tại Đông Nam Á với công suất lắp đặt 2.400 MW, trung bình hàng năm sản lượng 9,4 tỷ kWh.

Tính đến năm 2020 công suất nguồn thủy điện đã đạt gần 21.000 MW, chiếm 30% tổng công suất hệ thống (69.300 MW). Những năm gần đây, nguồn điện từ năng lượng tái tạo đang phát triển rất nhanh, trong đó có điện mặt trời, thủy điện và điện gió là các lĩnh vực phát triển nhất.

Tiềm năng thủy điện tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, lượng mưa trung bình hàng năm luôn ở mức cao, khoảng từ 1800 – 2000 mm. Địa hình có có cả đồi núi, đồng bằng, với hệ thống sông ngòi dày đặc, phía Tây có đồi núi cao, phía Đông đường bở biển dài, hệ thống sông ngòi hơn 3.450 hệ thống. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo ra tiềm năng cho phát triển ngành thủy điện.

Theo tính toán, với việc tận dụng lợi thế tự nhiên, tổng công suất thủy điện của Việt Nam sẽ đạt 35.000 MW. Trong đó miền Bắc chiếm 60%, miền Trung chiếm 27% và 13% thuộc miền Nam. Hàng năm, với hệ thống thủy điện này chúng ta có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, không chỉ là những nhà máy thủy điện có công suất lớn mà các dự án thủy điện nhỏ cũng có đóng góp rất quan trọng vào khoảng 15-20 tỷ kWh mỗi năm.

Ngoài mục tiêu tạo ra năng lượng điện quan trọng, lợi ích của thủy điện là rất lớn, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ quản lý lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.

Thách thức, bất cập trong việc phát triển ngành thủy điện

Bên cạnh những tiềm năng về khí hậu, hệ thống sông ngòi tại Việt Nam, việc phát triển ngành thủy điện cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, bất cập như:

Tác động đến môi trường, xã hội: Dù là nhà máy thủy điện lớn hay nhỏ, việc xây dựng cũng sẽ cần nghiên cứu rõ, việc quy hoạch, sử dụng đất đai hay cả tình trạng chặt phá rừng để xây dựng công trình, đường xá cũng cần đặc biệt quan tâm. Điều đó có thể ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên, sinh thái của địa phương và cuộc sống của người dân trong khu vực. Việc xây dựng nhà máy thủy điện tại các khu vực vùng sâu vùng xa có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương. Bởi vậy, việc triển khai các dự án cần có sự đồng lòng từ chính phủ, doanh nghiệp và cả người dân bởi sự phản đối đến từ cộng đồng hoặc thiếu sự phối hợp, hợp tác sẽ gây ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Chi phí lớn, thời gian thi công dài: Chi phí để xây dựng một dự án thủy điện rất lớn, đòi hỏi nguồn lực tài chính mạnh mẽ và có sự giúp sức đến từ chính phủ. Các chi phí liên quan đến thiết kế, xây dựng, cơ sở hạ tầng, vận hành đều cần đầu tư để một nhà máy thủy điện có thể đi vào hoạt động tốt, chưa kể một dự án thủy điện có thể kéo dài nhiều năm, phụ thuộc vào quy mô, thiết kế và độ phức tạp của dự án. Trong quá trình xây dựng có thể xảy ra nhiều tình huống phát sinh, rủi ro từ thiên tai, sự cố kĩ thuật, sự phản đối của người dân,…

Quản lý bền vững tài nguyên nước: Xây dựng hồ thủy điện cần đảm bảo việc hạn chế ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và động vật thủy sinh cũng như cuộc sống của người dân nơi hạ nguồn. Việc quản lý tài nguyên nước cũng là một thách thức lớn với ngành thủy điện.

Mỗi ngành lại có những thách thức của riêng nó, nhưng không thể phủ nhận tiềm năng thủy điện tại Việt Nam là vô cùng to lớn. Chú trọng quản lý tài nguyên nước bền vững, đảm bảo tính bền vững và an toàn cho các dự án thủy điện cũng như tương tác tích cực với cộng đồng địa phương sẽ là những yếu tố quan trọng giúp ngành thủy điện vượt qua thách thức này. Sự kết hợp giữa khoa học công nghệ hiện đại, quản lý thông minh, và sự đồng lòng của nhà nước và người dân sẽ đóng góp quan trọng vào việc tận dụng tiềm năng để phát triển thủy điện một cách mạnh mẽ tại Việt Nam trong tương lai.

5/5 - (4 bình chọn)
  • Tags:

Tin tức liên quan