Qua bài viết này chúng ta sẽ nắm được thủy điện tích năng là gì? Vai trò của thủy điện tích năng như thế nào đối với ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam?
Thủy điện tích năng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng sạch và bền vững cho các hoạt động kinh tế xã hội. Với những lợi thế và thuận lợi của thủy điện tại Việt Nam, tập trung vào việc khai thác và phát triển tiềm năng thủy điện, chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường bằng việc tận dụng tài nguyên thiên nhiên của mình.
Tương lai của ngành thủy điện tại Việt Nam hứa hẹn rất tích cực, với sự ưu tiên chú trọng đầu tư vào công nghệ hiện đại, quản lý hiệu quả và bảo vệ môi trường, thủy điện chính là ngành có đóng góp mạnh mẽ vào việc duy trì ổn định nguồn cung cấp năng lượng quốc gia. Phát triển thủy điện tích năng cũng là cách để các quốc gia giảm thiểu sự phụ thuộc vào các năng lượng hóa thạch, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Thủy điện tích năng là một dạng năng lượng tái tạo dựa trên việc sử dụng lưu lượng nước chảy tự nhiên trên các con sông, suối, hồ lớn để tạo ra năng lượng điện. Quá trình hoạt động của thủy điện tích năng thường dựa vào việc tạo ra sự chênh lệch độ cao giữa mặt nước trên và dưới bằng việc xây dựng các đập, hồ thủy lực hay các công trình kĩ thuật khác.
Thủy điện tích năng là dạng thủy điện tích trữ, dự trữ năng lượng. Hiểu đơn giản thủy điện tích năng giống như một bình ắc quy, với chức năng tích trữ điện năng để sử dụng, bổ sung vào hệ thống khi cần thiết. Thủy điện tích năng sản xuất điện phục vụ đời sống và tích điện vào thời gian rảnh rỗi, được mang ra dùng khi có nhu cầu.
Bằng nguyên lý cơ bản nước chảy từ cao xuống thấp, thủy điện tích năng sẽ gồm 2 hồ chứa ở 2 độ cao khác nhau và 1 nhà máy thủy điện, khi nước từ mặt nước cao chảy qua các cấu trúc chảy xuống mặt nước thấp, năng lượng cơ học của dòng nước sẽ được biến đổi thành năng lượng điện.
Vào các khung giờ thấp điểm sử dụng điện, nhà máy thủy điện tích năng sẽ đảo ngược turbin và bơm ngược lại nước từ hồ chứa thấp lên hồ chứa cao. Nhờ sự ra đời của turbin thuận nghịch, thủy điện tích năng đã có thể giảm chi phí vận hành so với cách sử dụng tuabin phát điện và máy bơm lúc trước.
Với sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia thủy điện đến từ Nhật Bản, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành nghiên cứu các dự án thủy điện tích năng tiềm năng và đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt tại Quyết định số 3837/QĐ-BCN ngày 22/11/2005. Theo đó, nghiên cứu tại 38 địa điểm và kiến nghị 10 dự án có tính khả thi với tổng công suất lắp máy khoảng 10.000 MW bao gồm: Sơn La 7 dự án, Hòa Bình 1 dự án, Ninh Thuận 1 dự án, Bình Thuận 1 dự án.
Nhà máy thủy điện tích năng Bắc Ái tại Ninh Thuận là dự án thủy điện tích năng đầu tiên tại Việt Nam được khởi công xây dựng từ năm 2020. Nhà máy sẽ có 4 tổ máy với công suất 1.200 MW. Công trình sử dụng nguồn nước từ hồ Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ làm hồ dưới. Dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2028.
Với nhiệm vụ “Phủ đỉnh – Điền đáy”, dự phòng công suất phát, giúp ổn định hệ thống, điều chỉnh tần số, là công cụ giúp điều độ hệ thống điện quốc gia, nhà máy thủy điện tích năng Bắc Ái sẽ là mắt xích quan trọng với sự an toàn tin cậy của ngành năng lượng tại Việt Nam.
Nếu nhìn vào các biểu đồ phụ tải trong ngày, chúng ta có thể nhận thấy có những khung giờ cao điểm sử dụng điện và những khung giờ thấp điểm sử dụng điện. Đó là khoảng thời gian xảy ra tình trạng thừa công suất do tình trạng phụ tải xuống thấp. Bên cạnh sự chênh lệch trong ngày thì còn có sự chênh lệch khác trong việc sử dụng điện giữa ngày bình thường và ngày nghỉ. Việc san bằng biểu đồ phụ tải có thể được thực hiện bằng các tác động về kinh tế (thay đổi giá điện sử dụng tại giờ cao điểm/thấp điểm) hoặc nhờ sử dụng các bộ phận tích trữ năng lượng. Đó là lý do để đảm bảo cung cấp điện, hệ thống điện luôn cần phải duy trì sẵn sàng một số tổ máy phát điện truyền thống có khả năng linh hoạt khi có nhu cầu phủ đỉnh.
Trên thế giới, thủy điện tích năng được kết hợp với các dự án năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời. Những điện gió, điện mặt trời sẽ được sử dụng để cung cấp điện cho nhà máy thủy điện tại các khung giờ thấp điểm. Một tổ hợp như vậy sẽ giúp tối đa hóa sử dụng năng lượng bởi 2 lý do. Thứ nhất, điện gió và điện mặt trời là 2 loại năng lượng có tính biến đổi, khó dự đoán. Thứ hai, tại các thời điểm phụ tải thấp trong ngày, thường lúc đó sẽ là thời điểm mà bức xạ mặt trời đang ở mức tốt nhất, ngược lại, tại thời điểm phụ tải cao thì hầu như không còn khả năng sản xuất điện mặt trời.
Tại Việt Nam, thủy điện tích năng chính là mảnh ghép quan trọng còn thiếu trong ngành năng lượng tái tạo. Trong xu hướng phát năng lượng tái tạo bền vững, lưu trữ năng lượng là một phần quan trọng để giúp các hệ thống vận hành ổn định, tận dụng tối đa công suất phát. Vì vậy, thủy điện tích năng hiện là phương án hàng đầu cho việc lưu trữ điện.
Qua bài viết này chúng ta đã cùng được tìm hiểu về thủy điện tích năng là gì và tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt tầm nhìn này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng. Nắm bắt và giải quyết các thách thức về môi trường đang trở nên quan trọng và được cả thế giới quan tâm, ngành năng lượng bền vững như thủy điện cần được chú trọng và đảm bảo phát triển lâu dài.
Thủy điện tích năng là một phần quan trọng trong tương lai ngành năng lượng tại Việt Nam. Việc áp dụng khoa học công nghệ, kĩ thuật tiên tiến cùng sự sáng tạo trong quản lý sẽ giúp ngành thủy điện phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của đất nước trong tương lai.
Tin tức liên quan