Intracom Group

Đặc điểm tâm lý người cao tuổi

Cuộc đời ai cũng sẽ già đi, khi bước vào giai đoạn tuổi cao sẽ có những chuyển biến cả về thể chất và tâm lý. Vì thế bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tâm lý người cao tuổi để cảm thông với ông bà, cha mẹ mình.

Những biểu hiện tâm lý người cao tuổi cần chú ý

Tâm lý cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn

Mong muốn của người cao tuổi là được vui vẻ bên con cháu. Tâm lý muốn được nhiều người quan tâm, hỏi han lo lắng cho mình và ngược lại. Tuy nhiên trong xã hội con cháu lại thường bận rộn làm ăn, ít có điều kiện để chăm sóc bố mẹ. Điều này dễ làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên. Họ nảy sinh tâm lý cô đơn, tủi thân khi phải ở nhà một mình.

Do vậy, việc cư xử nhẹ nhàng để người cao tuổi không cảm thấy bị hắt hủi, bỏ rơi là rất quan trọng. Hơn nữa việc quan tâm, chăm sóc ân cần, thái độ nhẹ nhàng sẽ giúp người cao tuổi cải thiện tâm lý và tuổi thọ cao hơn.

Người cao tuổi dễ bị tủi thân

Đa phần người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn tự chăm sóc bản thân và giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà. Hoặc họ có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp đời sống tinh thần phong phú.

Tuy nhiên, cũng có một số cụ do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt bị phụ thuộc vào con cháu. Vì thế mà họ gặp áp lực, cảm thấy lo lắng khi làm phiền con cháu nên dễ nảy sinh tâm trạng chán nản, tủi thân, tự dằn vặt mình.

tâm lý người cao tuổi

Người cao tuổi hay nói nhiều hoặc dễ bị trầm cảm

Do tư tưởng muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức nên người cao tuổi hay nói nhiều. Đôi khi việc này làm cho con cháu không được thoải mái. Với một bộ phận người cao tuổi gặp vấn đề về sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế hoặc thời trẻ chưa thực hiện được ước mơ… có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Theo các bác sĩ, hiện tượng nói nhiều hay “nói không chủ đích” ở người lớn tuổi là do các rối loạn về tâm thần. Trong số các biểu hiện của chứng này, nhẹ thì bệnh nhân cảm thấy khó chịu, lo lắng, rối loạn giấc ngủ. Nếu nặng hơn là suy nhược cơ thể, lo âu, ảo giác, ám ảnh bệnh tật và rối loạn ý thức.

Gia đình nên thường xuyên trò chuyện, giải tỏa tâm lý và có cách chăm sóc phù hợp để người cao tuổi cảm thấy thoải mái về mặt tinh thần. Bên cạnh đó có thể mua tặng gói nghỉ dưỡng cho người cao tuổi cho bố mẹ, ông bà để họ trải nghiệm những giá trị sống mới.

Tâm lý dễ nóng nảy, đa nghi

Các cụ cao tuổi thường nóng tính, dễ tự ái, dễ tự ti và suy nghĩ tiêu cực…. Đây chính là những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý người cao tuổi. Nhiều cụ, bị sốc tâm lý do vị trí xã hội thay đổi, từ người gánh vác nuôi cả gia đình, làm việc cống hiến vì xã hội, giờ trở thành người bị động, phụ thuộc con cháu chăm sóc.

Ngoài ra người cao tuổi rất hay phiền muộn, mất ngủ nên tinh thần dễ bị stress. Họ còn gặp các vấn đề về bệnh lý như: mắt kém, tai nghe không tốt, răng đau, ăn uống kém… nên tâm lý dễ bị tác động. Nếu không quan tâm họ sẽ rơi vào những tình trạng tiêu cực.

Việc thay đổi trong gia đình như: con cái lập gia đình hoặc đi học xa, mất mát người thân… cũng tác động rất lớn đến tâm lý người cao tuổi, khiến họ cảm thấy cô đơn, dễ nóng nảy, mất cân bằng kể cả với những việc nhỏ nhất.

Tâm lý sợ phải đối mặt với cái chết

Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao tuổi vẫn luôn có nỗi sợ khi phải đối mặt với cái chết, phải rời xa con cháu. Có những cụ minh mẫn, lạc quan thì bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu. Nhưng có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó vì họ sợ đối mặt với cái chết.

Người cao tuổi dễ bị ngã trong sinh hoạt hàng ngày

Do hệ thống xương khớp yếu, chức năng thăng bằng, phản xạ của hệ thần kinh bị giảm sút, mắt kém nên người già dễ bị ngã. Việc bị ngã ở người cao tuổi thường gây hậu quả nghiêm trọng. Vì ở người già khả năng phục hồi kém và họ còn thường mắc các bệnh như loãng xương nên khi bị ngã sẽ khá nguy hiểm.

Biến chứng từ việc ngã chính là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong ở người cao tuổi. Đặc biệt là người cao tuổi có hội chứng dễ bị tổn thương và có bệnh tật kèm theo. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ, ở tuổi 85, khoảng 2/3 số ca tử vong liên quan đến thương tích được báo cáo là do ngã.

Dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh lây chéo

Tuổi càng cao thì chức năng cơ thể càng suy giảm, hệ miễn dịch ở người cao tuổi cũng giảm nên dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bên cạnh đó người cao tuổi cũng dễ mắc các bệnh mạn tính nhất là các bệnh về xương khớp, tim mạch…

Các cách chăm sóc người cao tuổi

Các gia đình cần lưu ý cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sao cho phù hợp và đúng cách. Bởi điều này sẽ giúp tâm lý và tinh thần của người cao tuổi được cải thiện tốt hơn. 

Khám sức khỏe định kỳ để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Do khi bước vào giai đoạn tuổi già, chức năng của hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, hệ xương… xuất hiện những dấu hiệu không tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người cao tuổi.

Việc chú ý đến chế độ ăn uống của người cao tuổi là rất quan trọng. Bởi hệ tiêu hoá của người cao tuổi thường gặp nhiều vấn đề, gây khó khăn cho việc chuyển hóa dưỡng chất và hấp thụ chất dinh dưỡng. Do vậy chúng ta cần có một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học để nâng cao sức khoẻ cho người cao tuổi.

Chú ý đến việc chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Người cao tuổi cũng nên ăn giảm chất đường bột. Nên ăn nhiều các thức ăn thực vật như: trái cây, nước ép, rau, củ, vừng, lạc, đậu đỗ…

Bổ sung các loại thịt từ cá, tôm, cua… và hạn chế ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, các loại đồ muối chua. Trong chế biến món ăn nên ưu tiên các món hấp, luộc thay vì món rán, nướng. Món ăn nên được chế biến mềm, thái nhỏ, hầm kỹ. Trong ngày cũng nên uống nước đủ.

Bệnh người già thường có diễn biến âm thầm nên khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng. Do đó việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng (6 tháng/ 1 lần). Khi người cao tuổi có các vấn đề về sức khỏe có thể đến khám tại bệnh viện hoặc đưa người thân tới các các Viện dưỡng lão để tiện chăm sóc.

Viện dưỡng lão Phương Đông Asahi được thiết kế theo mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Nhật Bản. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Kết hợp với đội ngũ điều dưỡng, y tá được đào tạo bài bản, chuyên sâu, thái độ chăm sóc tân tậm chắc chắn sẽ làm hài lòng người cao tuổi.

Viện dưỡng lão Phương Đông Asahi được đầu tư cơ sở vật chất 5 sao, thiết bị y tế được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản và các quốc gia tiên tiến. Đặc biệt tại viện dưỡng lão Phương Đông Asahi còn có khu Onsen chuẩn Nhật đầu tiên tại Hà Nội cùng khu vườn thiền trên mái sẽ đem đến cho người cao tuổi cảm giác thoải mái về tinh thần.

Khi về già, người cao tuổi thường hay để ý và trở nên kỹ tính hơn trước. Do vậy, để người cao tuổi sống vui mỗi ngày thì các thành viên trong gia đình cần sống ôn hòa, thoải mái, chia sẻ và yêu thương nhau. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về các đặc điểm tâm lý người cao tuổi.

5/5 - (2 bình chọn)
  • Tags:

Tin tức liên quan