Intracom Group

Cơ hội từ việc tái chế phế liệu

Tái chế phế liệu là một việc làm quan trọng để đảm bảo một môi trường sống lành mạnh và tối ưu các giá trị kinh tế của những thứ mà tưởng chừng như bỏ đi. Trong hành trình phát triển bền vững, việc giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến tự nhiên là vô cùng quan trọng, việc tái chế phế liệu không chỉ giúp giảm lượng rác thải mà còn giúp giảm lượng khai thác tài nguyên, giảm khí thải nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Tạo ra cơ hội mới cho ngành tái chế và sản xuất các sản phẩm từ tái chế phế liệu, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng trở nên khan hiếm.

Tái chế phế liệu là gì?

Phế liệu là những thứ được thu hồi, phân loại và lựa chọn từ các vật liệu; sản phẩm bị loại bỏ trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. (theo Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014).

tái chế phế liệu

Tái chế phế liệu là quá trình thu gom các loại rác thải hay các loại vật liệu, phế phẩm vẫn còn giá trị sử dụng, giá trị kinh tế, có thể tái chế, tái sử dụng mang lại lợi ích cho con người. Các loại phế liệu được xử lý, tái chế theo nhiều các khác nhau có thể mang đến nhiều giá trị khác nhau thay vì đổ bỏ bằng phương pháp trôn lấp rác thải hay đốt rác thải.

Tái chế phế liệu mang đến nhiều lợi ích trên nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống:

  • Bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải, giảm áp lực cho các bãi rác
  • Bảo vệ môi trường không khí, giảm bớt lượng rác trong các lò đốt
  • Giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt

Các loại phế liệu nào có thể tái chế?

Có rất nhiều phế liệu có thể tái chế bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, sản xuất ra các sản phẩm mới, mang quay trở lại cuộc sống để sử dụng sản phẩm tái chế bình thường:

Nhựa và các sản phẩm từ nhựa

Chai lọ, đồ hộp với các nhãn PET, HDPE, PVC, LDPE, PP và các sản phẩm từ nhựa như ống nước, hộp đựng,… đều có thể được tái chế, tái sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Nhựa là một trong những loại rác thải nguy hiểm với môi trường, trung bình các sản phẩm từ nhựa bao gồm cả túi nilong phải mất đến cả trăm năm, thậm chí là nghìn năm mới có thể phân hủy. Ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa đang khiến các nhà chức trách đau đầu giải quyết trong nhiều năm trở lại đây.

Nhựa sau khi được thu gom và phân loại sẽ được xay, nghiền để tạo ra các hạt nhựa, sau đó được sản xuất để tạo thành các sản phẩm nhựa tái chế để quay lại sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Kim loại

Nhôm, thép, đồng, thiếc,… từ các phế liệu như vỏ lon, ốc vít, tôn, đinh, dây điện, đồ hộp,.. có thể được tái sử dụng, hoặc tái chế dễ dàng thành các sản phẩm mới. Kim loại là nguồn tài nguyên quý giá, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, việc tái chế kim loại sẽ giúp giảm áp lực lên việc khai thác tài nguyên mới.

Các loại kim loại sau khi được phân loại sẽ được đưa vào lò nung, tạo thành các thanh kim loại và đưa đến nơi sản xuất các sản phẩm mới. Các thanh kim loại này đã được thanh lọc phế liệu và có độ nguyên chất cao, hoàn toàn không thua kém gì các kim loại được khai thác từ quặng.

Giấy, bìa, carton

Giấy báo, sách báo cũ, hộp giấy, thùng carton, giấy từ các nguồn tái chế,… có thể được tái chế. Việc tái chế phế liệu giấy sẽ giúp hạn chế khai thác rừng, giảm lượng khí thải CO2, giảm chất thải rắn và tiết kiệm năng lượng.

Thủy tinh

Chai lọ thủy tinh, phôi thủy tinh hay các mảnh vỡ thủy tinh có thể được tái chế thành các hạt thủy tinh bằng việc nung chảy, từ đó tạo ra các sản phẩm thủy tinh mới, quay trở lại cuộc sống hàng ngày thay vì ném bỏ ra các bãi rác.

Ngoài ra, các loại phế liệu như gỗ, thực phẩm hữu cơ, đồ điện tử, gói liệu và bao bì, linh kiện,… cũng có thể được tái chế.

Với những giá trị kinh tế đó của phế liệu, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của tái chế phế liệu. Không chỉ cung cấp nguyên liệu và giảm phát thải rác ra môi trường, việc tái chế này còn mở ra cơ hội cho nhiều nguồn thu nhập mới và cơ hội việc làm cho cộng đồng. Các doanh nghiệp tái chế có cơ hội phát triển, mang đến nhiều lợi ích kinh tế, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Hành động tái chế cũng là hình thức giáo dục cộng đồng rất hiệu quả về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.

Chúng ta cần có sự hợp tác chặt chẽ, thông qua các chiến lược và chính sách hiệu quả để đảm bảo rằng, chúng ta có thể duy trì một môi trường sống lành mạnh và bền vững, tận dụng tối ưu giá trị của phế liệu – những thứ mà bị người ta coi là đồ bỏ đi. Từ những hành động nhỏ quy mô từng cá nhân, cho đến các chiến dịch lớn, mỗi sự đóng góp đều vô cùng quan trọng để xây dựng một tương lai tươi sáng cho chúng ta và thế hệ sau này.

5/5 - (1 bình chọn)
  • Tags: