Vấn đề phế thải đang trở thành một vấn đề lớn của toàn cầu, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế, công nghệ mạnh mẽ như hiện nay. Điều này dóng lên một hồi chuông cảnh báo cho toàn thế giới về vấn đề giảm thiểu và xử lý chúng một cách có trách nhiệm, bởi đây cũng là những mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và cả sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phế thải.
Phế thải là mọi loại vật liệu, sản phẩm bị thải bỏ do không còn giá trị sử dụng, hết hạn hay không thể sử dụng được nữa. Chúng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các hoạt động sinh hoạt hộ gia đình, hoạt động công nghiệp, sản xuất, tiêu thụ,… Phế thải rất đa dạng, từ rác thải sinh hoạt hàng ngày, cho đến các chất thải, dư thừa trong quá trình sản xuất, chất thải nông nghiệp, chất thải nguy hại từ y tế, hóa học,…
Mỗi loại phế thải đều có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường và cuộc sống của con người nếu không được xử lý đúng cách. Tuy vậy, phế thải đang trở thành vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu bởi khối lượng cao hơn nhiều so với khả năng xử lý hiện nay.
Chúng ta cần chung tay để giảm thiểu việc phát thải các loại phế thải ra ngoài bằng nhiều cách khác nhau như tái chế, tái sử dụng,… Từ đó giảm thiểu và bảo vệ môi trường sống.
Để phân biệt phế liệu và phế thải, người ta dựa vào các tiêu chí sau:
Tiêu chí | Phế liệu | Phế thải |
Các yếu tố cấu thành | Là những loại vật liệu, sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể, vật dụng, có thể phân loại và lựa chọn | Là những vật tồn tại dưới các dạng rắn, lỏng, khí |
Các yếu tố loại bỏ | Chủ sở hữu các loại vật liệu chủ động từ bỏ sử dụng chúng | Chủ sở hữu có thể chủ động từ bỏ hoặc là phải bỏ do hết hạn sử dụng, không thể sử dụng |
Mục đích sau khi bị thải ra | Thu hồi, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm khác | Phải có những biện pháp xử lý, tiêu hủy an toàn, hiệu quả |
Phế thải được chia ra thành những loại khác nhau:
Các loại phế thải sinh hoạt
Hay còn gọi là chất rắn hộ gia đình, là các loại chất thải rắn thải ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, hoạt động kinh doanh, sản xuất từ con người hay động vật. Các loại chất thải này được phát sinh ra từ nhiều nguồn như hộ gia đình, khu công nghiệp, các ngành chăn nuôi trồng trọt, khu vực thương mại, nơi công cộng, công trình xây dựng,….
Các loại phế thải nhựa
Tất cả những đồ từ nhựa bị thải ra đều thuộc nhóm này, những đồ nhựa đã dùng hoặc chưa dùng bị vứt bỏ. Có thể kể đến như túi nhựa, cốc nhựa, ống hút, chai nhựa, đồ chơi,…
Tất cả các loại nhựa đều có chung một đặc điểm đó là thời gian phân hủy rất lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm, bởi vậy đây là loại phế thải cần được quan tâm đặc biệt.
Các loại phế thải có thể tái chế
Những loại phế thải đã được qua sử dụng nhưng có thể tái chế để sử dụng lại như sắt thép, đồng, kẽm, chì,… các kim loại có thể dễ dàng tái chế. Sau khi được phân loại sẽ được đưa vào các nhà máy tái chế, tạo ra các sản phẩm mới, những sản phẩm có thể được đưa vào sử dụng.
Phế thải y tế
Đúng như cái tên của nó, các loại phế thải trong nhóm này được tạo ra từ y tế, từ các bệnh viện, phòng khám,.. Đa số loại này là các dụng cụ y tế bao gồm: dụng cụ y tế như găng tay, bơm tiêm, gạc, lọ thuốc,..; các loại rác thải phóng xạ; rác thải hóa học từ các xét nghiệm, phòng thí nghiệm,…
Phế thải có tính nguy hại
Đây là những loại phế thải có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người, loại này có đặc tính dễ cháy nổ, gây ngộ độc, dễ dàng ăn mòn, dễ bị lây nhiễm và nhiều đặc tính nguy hại khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả môi trường và con người. Cho nên chúng cần được nghiêm ngặt trong việc lưu trữ, vận chuyển và xử lý.
Có một nguyên tắc trong xử lý rác thải đó là nguyên tắc 3R: Reduce – Reuse – Recycle (Tiết giảm – tái sử dụng – tái chế), phế thải cũng không phải là ngoại lệ. Nguyên tắc này cần được thực hiện một cách nghiêm túc trong cả doanh nghiệp và cộng đồng. Nguyên tắc này bao gồm: giảm thiểu lượng phế phẩm từ nguồn, tái sử dụng các sản phẩm, tái chế nguyên liệu. Đó là cách để chúng ta có thể xây dựng một tương lai bền vững, nơi mà phế thải không còn trở thành mối lo ngại.
Việc chia sẻ thông tin, tạo ra ý thức cộng đồng chính là chìa khóa mở ra sự thay đổi lớn cho môi trường. Để có một xã hội có tính bền vững, tất cả chúng ta cần chung tay xây dựng nó, đây không phải là trách nhiệm của riêng cá nhân nào, riêng tổ chức nào mà đó là sự đồng lòng, đoàn kết. Bằng sự đồng lòng và những hành động từ chính mỗi người, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một tương lai giảm bớt phế thải, bảo vệ và duy trì vẻ đẹp của hành tinh, nơi mà chúng ta gọi là ngôi nhà chung.
Tin tức liên quan