Nông nghiệp hữu cơ mang đến nhiều lợi ích cho cả con người lẫn môi trường. Việc chuyển đổi từ ngành nông nghiệp truyền thống với nhiều hóa chất bảo vệ thực vật sang hữu cơ là vô cùng cấp thiết, đây chính là chìa khóa để mở ra một tương lai bền vững cho ngành nông nghiệp. Nhất là trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng theo chiều hướng xấu, ô nhiễm môi trường ở nông thôn đang trở thành bài toán khó với chính phủ và cộng đồng, nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp.
Nông nghiệp hữu cơ là nông nghiệp không hóa chất, là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình, kết quả để đảm bảo hệ sinh thái được phát triển bền vững. Đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, dinh dưỡng cho con người và động vật. Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, tận dụng các phế phẩm, chất thải nông nghiệp tạo thành một vòng khép kín.
Nông nghiệp hữu cơ không sử dụng các hóa chất hay các chất kích thích tăng trưởng nông nghiệp trong quá trình sản xuất. Bằng việc tận dụng và tối ưu hóa giá trị kinh tế của các nguồn lực hiện có tại trang trại.
Không giống như ngành nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp hữu cơ kết hợp thêm những ứng dụng của công nghệ sinh học, canh tác hữu cơ, tạo ra các sản phẩm chất lượng mà không ảnh hưởng đến môi trường, tạo ra ngành nông nghiệp xanh an toàn, thân thiện. Mô hình này được sử dụng các sản phẩm từ công nghệ sinh học như thuốc diệt cỏ sinh học, phân bón hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học,…
Xu hướng nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng và được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Đảm bảo dinh dưỡng cho đất: Ngành nông nghiệp khi sử dụng quá nhiều các hóa chất thực vật nhằm bảo vệ và kích thích tăng trưởng cho cây trồng sẽ khiến đất bị kém dinh dưỡng. Việc sử dụng các công nghệ sinh học sẽ giúp đất duy trì được độ phì nhiêu, màu mỡ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
Bảo vệ nguồn nước: Các hóa chất trong nông nghiệp khi được sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm khi thấm sâu vào lòng đất, gây ô nhiễm môi trường. Việc không sử dụng hóa chất, giúp bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái.
Duy trì sự đa dạng của hệ sinh thái: Nông nghiệp hữu cơ không gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của các loài động thực vật. Góp phần giúp hệ sinh thái duy trì được sự đa dạng, phong phú vốn có.
Tăng cường an ninh lương thực: Nông nghiệp hữu cơ tập trung vào việc sử dụng tái tạo nguồn tài nguyên, giúp duy trì sản xuất lương thực lâu dài. Khuyến khích việc sử dụng giống bản địa và giảm sự phụ thuộc vào giống cây trồng thương mại.
Phát triển kinh tế bền vững: Nông nghiệp hữu cơ thường đòi hỏi lao động phong phú hơn, do đó tạo việc làm cho cộng đồng địa phương. Các sản phẩm hữu cơ có thị trường tiềm năng do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường.
Tăng cường độ bền của hệ thống nông nghiệp: Thúc đẩy việc canh tác xen kẽ và luân canh, giúp hệ thống nông nghiệp trở nên đa dạng và bền vững hơn. Các phương pháp hữu cơ giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cung cấp đầu vào đắt đỏ và không bền vững từ bên ngoài.
Đảm bảo sản phẩm chất lượng: Với việc không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, không có những thuốc kích thích tăng trưởng thực vật, nông nghiệp hữu cơ mang đến nguồn dinh dưỡng và sự phát triển tự nhiên cho cây trồng, từ đó tạo ra những nông sản chất lượng, an toàn và dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, nông nghiệp hữu cơ còn mang đến những lợi ích như: ít dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, ít tiêu tốn năng lượng, tận dụng nguồn lực có khả năng tái tạo.
Nông nghiệp hữu cơ giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Việc canh tác không hóa chất, tăng dinh dưỡng cho đất và cây trồng, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, sạch sẽ và chất lượng cao. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, giảm lượng khí nhà kính phát thải ra ngoài môi trường, bảo vệ môi trường đất và nước, bảo toàn đa dạng sinh học, cân bằng môi trường sống tự nhiên.
Việc đầu tư vào phát triển và nhân rộng những mô hình nông nghiệp hữu cơ chính là đầu tư vào một tương lai bền vững, không chỉ của riêng ngành nông nghiệp mà còn là của toàn xã hội. Nhờ vào việc nâng cao giá trị lương thực, bảo vệ con người, bảo vệ môi trường, chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức, nắm bắt và ủng hộ sự phát triển của mô hình này. Đó là cách chúng ta cải thiện chất lượng cuộc sống và giữ gìn môi trường, trái đất cho thế hệ tương lai.
Tin tức liên quan