Nhưng việc kết hợp công nghệ cao và nông nghiệp đã tạo ra những kết quả đáng ngạc nhiên. Hãy cùng Intracom Group khám phá các mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới xem những thành tựu này có thể khiến chúng ta trầm trồ như lời người ta thường nói không nhé!
Nông nghiệp công nghệ cao được hiểu là một hình thức nông nghiệp sử dụng các công nghệ tiên tiến để tăng cường hiệu quả sản xuất, đồng thời đem lại bước đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đảm bảo sự bền vững trong phát triển nông nghiệp.
Công nghệ cao tích hợp trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm công nghiệp hóa nông nghiệp (tự động hóa các bước trong quá trình sản xuất, thu hoạch, xử lý, chế biến…), tự động hóa, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học; cùng với việc sử dụng giống cây trồng, động vật nuôi có năng suất và chất lượng cao…; các phương pháp canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị sản xuất.
AeroFarms – Lớn nhất thế giới về nông trại thẳng đứng
AeroFarms là tên không thể không kể đến khi nói đến việc trồng rau sạch bên trong các nhà kính. Mô hình này đứng đầu trong lĩnh vực nông trại thương mại toàn cầu, không chỉ đảm bảo sản lượng mà còn dự đoán thời gian thu hoạch một cách chính xác. Điều đặc biệt là mô hình này không chỉ mang lại chất lượng thực phẩm cao mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
AeroFarms sử dụng hệ thống khí canh và không phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Các loại cây ở đây tận dụng ánh sáng thông minh từ hệ thống đèn LED có thể điều chỉnh tự động.
Ngoài ra, nông trại này có hệ thống dữ liệu chi tiết giám sát sự phát triển của từng cây và dự đoán sản lượng. Hệ thống hiện nay bao gồm 9 trang trại và thu hoạch được 30 vụ trồng mỗi năm, với tổng cộng 900 tấn rau xanh chất lượng hàng năm.
Xu hướng làm nông ‘Hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc
Xu hướng nông nghiệp hiện đại của giới trẻ Trung Quốc không còn yêu cầu đất đai hay phụ thuộc vào nắng mưa, mà thay vào đó là sự áp dụng thuật toán và trí tuệ nhân tạo AI để cây trở nên trĩu quả.
Đối với nền nông nghiệp Trung Quốc, họ ngày càng ưa chuộng sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ các nhà kính và trang trại tự động. Cả người trồng và người tiêu dùng đều tin rằng chúng an toàn và chất lượng hơn so với nông nghiệp truyền thống. Rau củ trồng bằng công nghệ hiện đại mang lại năng suất cao, không gây ô nhiễm môi trường và không sử dụng thuốc trừ sâu.
Vì thế, “nông nghiệp công nghệ cao” đã trở thành xu hướng nghề nghiệp mới của giới trẻ Trung Quốc. Hiện tại, hàng chục triệu người trẻ, bao gồm cả thế hệ Z, đã quay về làm nông nghiệp và được xem như là “nông dân kiểu mới” trong đất nước này.
Mô hình nuôi cá trong sa mạc
Điều mà trước đây chỉ được thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng đang trở thành hiện thực tại nông nghiệp Israel. Hệ thống “không xả thải” sử dụng công nghệ GFA cho phép loại bỏ mọi tạp chất có thể gây tổn thương môi trường khi nuôi cá mà không cần sử dụng điện hay phải có nguồn nước gần kề.
Nhờ vào các loại vi khuẩn đặc biệt, nước có thể được lọc trực tiếp trong bể mà không cần phải xả thải ra ngoài.
Công nghệ này hiện đang được áp dụng tại các quốc gia tiên tiến. Trong đó, trang trại lớn nhất sử dụng công nghệ GFA nằm tại New York, Mỹ, với khả năng sản xuất hơn 100 tấn cá các loại vào năm 2010.
Modular Farms – Nông trại trong container
Khi nói đến nông nghiệp công nghệ cao trên toàn cầu, không thể bỏ qua mô hình Modular Farms đến từ Canada. Hệ thống canh tác được thiết kế theo dạng các mô-đun, thuận tiện cho việc tháo lắp và vận chuyển bằng tàu biển, tàu hỏa hoặc xe tải. Các container được cách nhiệt đặc biệt giúp cho rau xanh phát triển quanh năm mà không phụ thuộc vào thời tiết.
Modular Farms bao gồm mô-đun chính và các mô-đun bổ sung, giúp người nông dân linh hoạt tích hợp các chức năng mới hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
Các mô-đun bổ sung có các chức năng chuyên biệt như cung cấp nước, bảo quản, lưu trữ… với khả năng nâng cao hiệu suất canh tác lên đến 150%.
Skyfarm – Nông trại sử dụng năng lượng gió
Skyfarm, ra mắt vào năm 2015, với kiến trúc tháp đa tầng được xây từ chính vật liệu tre. Tháp này được thiết kế theo dạng hyperboloid, cung cấp không gian rộng lớn và khung kết cấu vững chắc.
Cấu trúc mở của nó tận dụng ánh sáng tự nhiên tối đa để thúc đẩy sự phát triển của cây trồng. Đặc biệt, hình dạng của mỗi tầng có thể điều chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào lượng ánh sáng cần thiết.
Skyfarm hoạt động thông qua hệ thống tái lưu thông, kết hợp việc trồng trọt và nuôi cá. Ở đỉnh tháp, có các bồn chứa nước mưa kết hợp với các tua-bin để tạo ra năng lượng từ gió, hỗ trợ hoạt động của tháp. Phía dưới là khu vực trồng rau xanh, sử dụng hệ thống thủy canh ở phía dưới và khí canh ở phía trên. Tầng cuối cùng của tháp là bể cá lớn và trong suốt, nuôi các loại cá nước ngọt như cá rô phi, cá chẽm và nhiều loại khác.
>> Xem thêm: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
Intracom Group đã giới thiệu đến bạn đọc một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới. Điểm đặc biệt của những mô hình này chính là sự đem lại lợi ích rõ rệt cho cộng đồng, đồng thời giúp đảm bảo tiềm năng phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Tin tức liên quan