Nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là đối với quốc gia có ngành nông nghiệp phát triển như Việt Nam. Tuy vậy, chúng ta cũng không nên bỏ qua nhược điểm của nông nghiệp công nghệ cao bởi vì nó sẽ trở thành rào cản lớn nếu chúng ta không biết cách giải quyết triệt để. Dẫu vậy, với sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp khi áp dụng các công nghệ, ngành này sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nông nghiệp công nghệ cao và những nhược điểm của nó nhé!
Nông nghiệp công nghệ cao là một ngành nông nghiệp được ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, từ đó mang đến nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp.
Trong bối cảnh nhu cầu về lương thực đang ngày càng gia tăng, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã tạo ra những bước đột phá trong ngành nông nghiệp, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu về lương thực mà còn mang đến những nông sản chất lượng, tiết kiệm sức lao động của con người. Đảm bảo ngành nông nghiệp phát triển bền vững, đóng góp lớn vào tổng sản lượng của nền kinh tế.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hàng năm, nông nghiệp chiếm đến 12% GDP, hiện có 30% lực lượng lao động của đất nước. Với những ưu điểm như đáp ứng nhu cầu lương thực, thu hút nguồn lực, nâng cao năng suất nông sản, chất lượng nông sản, nâng cao trình độ người nông dân,… nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp tại Việt Nam nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung.
Nông nghiệp công nghệ cao khi được ứng dụng vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam bước đầu đã mang đến những dấu hiệu tích cực về hiệu quả kinh tế, tuy vậy, khi đưa vào hoạt động cũng là lúc chúng ta nhìn ra những điểm hạn chế, khó khăn của mô hình này:
Khó khăn về nguồn vốn đầu tư: Một chi phí đầu tư lớn cho hạ tầng, xử lý môi trường, đầu tư phát triển giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo người lao động, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm,…
Khó khăn về nguồn nhân lực: Phát triển nông nghiệp chất lượng cao đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, thực tế cho thấy nguồn nhân lực ở nước ta, nhất là trong ngành nông nghiệp còn thiếu và yếu.
Khó khăn về quy hoạch: Để phát triển tốt nhất, cần có khu vực đất đai rộng lớn, vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam đang từng bước phát triển nhưng cũng có hạn chế vì vẫn còn thiếu đi sự quy hoạch và quy mô ở hộ gia đình vẫn còn nhiều.
Hiện nay, nông nghiệp công nghệ cao đã được đưa vào áp dụng tại một số khu vực tại Việt Nam và mang đến nhiều kết quả tích cực, tuy vậy, chúng ta cũng không thể bỏ qua những nhược điểm của hình thức này:
Chi phí đầu tư cao: Ngành nông nghiệp được biết đến là ngành có chi phí đầu tư thấp, bởi vậy mà khi ứng dụng công nghệ cao vào đòi hỏi người nông dân, doanh nghiệp đầu tư một mức chi phí khá lớn vào thiết bị, cây trồng, nhà xưởng và đào tạo nhân sự.
Yêu cầu kĩ thuật cao: Thay vì canh tác, trồng trọt, chăn nuôi truyền thống như trước đây, việc ứng dụng công nghệ có thể giúp cho các hoạt động này được thay thế, tuy vậy, người nông dân lại cần được trang bị những kiến thức để có thể vận hành và sử dụng hiệu quả công nghệ mới, điều này lại mang đến một thách thức trong vấn đề đào tạo.
Khó có thể áp dụng ở quy mô nhỏ: Nông nghiệp hộ gia đình chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong ngành, việc đầu tư chi phí lớn cho công nghệ và kĩ thuật cao để phát triển nông nghiệp ở quy mô hộ gia đình là việc không hề đơn giản, điều này sẽ dẫn đến sự chênh lệch giữa sản xuất nhỏ lẻ và các đơn vị có quy mô lớn.
Ngoài ra, việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao phần nào sẽ làm mai một truyền thống nông nghiệp, kiến thức của người nông dân, kinh nghiệm nhiều đời, bản sắc văn hóa.
Sự kết hợp giữa tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại vào nông nghiệp không chỉ giúp tăng năng suất cây trồng, mà còn giúp giảm thiểu tác động đến môi trường nếu được thực hiện một cách bài bản. Tuy vậy, điều gì cũng tồn tại hai mặt của nó, nhược điểm của nông nghiệp công nghệ cao cũng sẽ trở thành vấn đề lớn nếu chúng ta không để tâm đến nó.
Việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao là một bước đi quan trọng trong quá trình hiện đại hóa ngành nông nghiệp vốn còn đang khá lạc hậu và manh mún ở nước ta, từ việc nâng cao năng suất cho đến tạo ra những mô hình hiệu quả, cung cấp giải pháp tối ưu chi phí nông nghiệp.
Nông nghiệp công nghệ cao vẫn là sự đổi mới tích cực và tăng thêm sức bền cho ngành nông nghiệp. Công nghệ xuất hiện ở mọi mặt trong cuộc sống và cả ngành nông nghiệp, công nghệ trở thành trợ thủ, hỗ trợ người nông dân, từ đó cải thiện cả về chất lượng, năng suất và sức lao động, tăng thêm giá trị cho nông sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
Trên đây là những nhược điểm của nông nghiệp công nghệ cao mà Intracom Group muốn đề cập đến. Song, với tầm quan trọng không ngừng tăng lên, ngành nông nghiệp công nghệ cao hứa hẹn sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, không chỉ mang đến sự tích cực trong việc phát triển nhà nông mà còn là phát triển toàn bộ nền kinh tế.
Tin tức liên quan