Intracom Group

Các nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam

Các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn với những tiềm năng mà tự nhiên mang lại. Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc khai thác năng lượng ánh sáng mặt trời, chuyển hóa thành năng lượng điện phục vụ nhu cầu của xã hội và nền kinh tế. Điều này không chỉ giúp chúng ta giảm bớt đi sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch (than đá), phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch hướng đến mục tiêu 2050 phát thải ròng bằng 0, hướng tới phát triển bền vững. Điện mặt trời vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nhà máy điện mặt trời là gì?

Nhà máy điện mặt trời (hay các trạm điện mặt trời) là nơi sản xuất điện dựa trên việc chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời. Nơi đây được thiết kế để sử dụng năng lượng mặt trời chuyển đổi thành điện năng sử dụng bảng quang điện hoặc các tấm pin năng lượng mặt trời. Một nhà máy điện mặt trời sẽ bao gồm hàng trăm, hàng ngàn bảng quang điện (hoặc pin mặt trời) được sắp xếp thành các trường điện mặt trời với diện tích lớn nhằm nhu nhiều ánh sáng mặt trời nhất có thể.

nhà máy điện mặt trời

Quy trình hoạt động của nhà máy điện mặt trời bao gồm các bước:

  1. Các tấm pin năng lượng mặt trời thu thập ánh sáng mặt trời và chuyển đổi nó trực tiếp thành điện thông qua hiệu ứng quang điện
  2. Dòng điện được tạo ra từ pin năng lượng sẽ được chuyển đến biến áp và các thiết bị điều chỉnh khác để điều chỉnh và biến đổi thành điện năng có thể sử dụng.
  3. Điện năng sau khi đã điều chỉnh được đưa vào lưới điện quốc gia hoặc sử dụng vào các mục đích cụ thể.

Tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Tiềm năng phát triển điện mặt trời ở Việt Nam được đánh giá rất lớn. Nhìn vào bản đồ bức xạ mặt trời ở Việt Nam cho thấy, tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam về mặt lý thuyết là rất lớn. Cường độ bức xạ mặt trời dao động từ 897 – 2108 kWh/m2/năm, tương đương 2,46 và 5,77 kWh/m2/ngày. Cường độ bức xạ cao nhất tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh và Bình Phước.

Đó là dựa trên bản đồ bức xạ mặt trời, trên thực tế, nhìn vào địa hình, địa chất và quy hoạch đất đai, tổng diện tích khả dụng để phát triển điện mặt trời cũng vẫn rất lớn, chiếm gần 14% tổng diện tích toàn quốc, với tiềm năng kỹ thuật khả dụng đến 1,677,461MW.

Việc xác định rõ các tiềm năng của ngành điện mặt trời sẽ góp phần cụ thể hóa từng bước phát triển của ngành, sớm đạt được mục tiêu 2050 về phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, đưa đất nước phát triển bền vững.

Các nhà máy điện mặt trời lớn nhất tại Việt Nam

Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc – dự án điện mặt trời lớn nhất tại Việt Nam

  • Công suất: 450 MW
  • Tổng vốn đầu tư: 12.000 tỷ
  • Diện tích: 557,09 ha

Dự án được xây dựng tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Số lượng pin mặt trời được lắp đặt tại nơi đây là hơn 700.000 tấm cùng hệ thống giá đỡ xoay 120 độ, khả năng tự động xoay để đón hướng bức xạ mặt trời.

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1,2,3

  • Công suất: 420 MW
  • Tổng vốn đầu tư: 9.100 tỷ đồng
  • Diện tích: 504 ha

Dự án được xây dựng tại phần mặt hồ bán ngập nước của hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh. Với diện tích lắp đặt và công suất lớn, cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng có thể sản xuất bằng một nửa sản lượng nhà máy thủy điện Hòa Bình, tạo ra sản lượng điện lớn hàng năm.

Nhà máy điện mặt trời Phú Mỹ

  • Công suất: 330 MW
  • Tổng vốn đầu tư: 6.200 tỷ đồng
  • Diện tích: 380 ha

Ước tính mỗi năm nhà máy đạt sản lượng điện 520 triệu kWh, tạo ra nguồn điện ổn định, sử dụng cho các hoạt động kinh tế và xã hội.

Bằng việc phát triển các dự án nhà máy điện mặt trời, đầu tư khai thác tối ưu tiềm năng năng lượng này, Việt Nam có thể từng bước giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống, góp phần quan trọng trong mục tiêu giảm khí nhà kính toàn cầu. Không chỉ giải quyết các vấn đề về năng lượng, việc phát triển các nhà máy điện mặt trời cũng sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế xã hội tại khu vực, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Mặc dù đang là lĩnh vực năng lượng nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, chúng ta vẫn cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ điện mặt trời, đồng thời xây dựng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Việc tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ là cách tốt để khuyến khích sự gia tăng các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Cần trú trọng nhiều hơn vào việc đào tạo, phát triển nguồn lao động với kiến thức, công nghệ liên quan để đảm bảo sự phát triển không ngừng của ngành.

Trong tương lai, những nhà máy điện mặt trời sẽ càng ngày càng hiện đại, ngày càng bền vững hơn, khai thác tối ưu tiềm năng phát triển ngành điện mặt trời thắp sáng đất nước, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong chuyển đổi và sử dụng năng lượng tái tạo. Điều này không chỉ mang đến những lợi ích về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống của thế hệ mai sau. Để có được điều đó, việc khuyến khích phát triển cần có sự đồng lòng của cả chính phủ – doanh nghiệp – người dân.

4.4/5 - (9 bình chọn)
  • Tags:

Tin tức liên quan