Intracom Group

Những người cao tuổi nhất Việt Nam

Bác Hồ đã từng nói “Tuổi cao, ý chí càng cao”. Từ xa xưa đến nay, người cao tuổi luôn là “vốn quý của dân tộc”. Họ là lực lượng quan trọng của đất nước và có nhiều đóng góp lớn cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết người bao nhiêu tuổi được xem là người cao tuổi và người cao tuổi nhất Việt Nam là ai.

Bao nhiêu tuổi thì được xem là người cao tuổi?

Người cao tuổi ngày càng gia tăng về số lượng và chiếm vị trí quan trọng trong xã hội hiện nay. Ở góc độ nào đó, người cao tuổi là những người có tầm hiểu biết, có kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn dày dặn.

Tuy nhiên người cao tuổi thường gặp phải những khó khăn nhất định trong sinh hoạt và lao động. Vì thế mà Luật người cao tuổi đã được ban hành kèm theo đó là những quyền lợi, nghĩa vụ cũng như chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi.

Người cao tuổi vừa là thuật ngữ có tính pháp lý, vừa là cụm từ được sử dụng phổ biến để chỉ những người nhiều tuổi. Vậy Pháp luật Việt Nam quy định người cao tuổi là bao nhiêu tuổi?

Theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 “Người cao tuổi là công dân Việt Nam đủ từ 60 tuổi trở lên”. Tùy vào điều điện chăm sóc sức khỏe và tình trạng dân số già hay trẻ ở mỗi quốc gia mà tỷ lệ người cao tuổi có sự khác biệt.

Ở Việt Nam, đối với người đủ 60 tuổi, tính từ ngày sinh nhật lần thứ 60 theo dương lịch, người đó được xác định vào nhóm người cao tuổi. Đồng thời được hưởng các quyền lợi theo pháp luật quy định đối với người cao tuổi như:

Quyền lợi được bảo đảm những nhu cầu cơ bản như: ăn uống, nơi ở, đi lại và chăm sóc sức khoẻ. Họ được ưu tiên khám chữa bệnh trước người khác. Trừ trường hợp là bệnh nhân cấp cứu, trẻ dưới 6 tuổi hoặc người khuyết tật.

Người cao tuổi tự quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn. Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Pháp luật.

Quyền được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Ngoài ra còn được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi.

Người cao tuổi sẽ được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp. Trường hợp khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác họ được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu.

Quyền lợi của người cao tuổi là còn được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội.

Người cao tuổi nhất Việt Nam là ai?

Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam chính thức công bố 5 kỷ lục mới của Hành trình Bách niên trường thọ S100. Hành trình nhằm tìm kiếm, giới thiệu và tôn vinh những cụ ông, cụ bà đang sống tại Việt Nam và thọ trên 100 tuổi.

Cụ Nguyễn Thị Trù là cụ bà bà cao tuổi nhất Việt Nam. Cụ sinh năm 1893, thọ 123 tuổi. Cụ từng giữ kỷ lục người cao tuổi nhất Việt Nam và cụ bà cao tuổi nhất thế giới của Hiệp hội Kỷ lục thế giới. Bà từng sống ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh cũng là huyện có số người thọ từ 100 tuổi trở lên cao nhất thành phố Hồ Chí Minh với 31 cụ.

người cao tuổi nhất việt nam

Cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam sinh năm 1900. Cụ là Lê Văn Nhạc, thọ 112 tuổi. Cụ ở xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Ngoài cụ Nhạc còn có cụ Huỳnh Văn Lạc (sinh năm 1901), 110 tuổi, ở phường Đông Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Cụ ông Huỳnh Văn Lạc được người được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam năm 2011.

Cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam là cụ ông Huỳnh Văn Lạc (sinh năm 1901) và cụ bà Nguyễn Thị Lành (sinh năm 1905). Hai cụ ở phường Đông Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Hai cụ kết hôn từ năm 1929, khi cụ Lạc 28 tuổi, còn cụ Lành 24 tuổi.

Cụ Vi Thị Đắc và cụ Vi Thị Các là cặp song sinh cao tuổi nhất Việt Nam. Hai cụ sinh năm 1911. Sống ở xã Đồng Cam, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, Tỉnh Long An còn có 9 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng thọ trên 100 tuổi còn sống, nhiều mẹ được tặng thưởng vì những đóng góp cho Cách mạng.

Hiện nay, theo thống kê từ Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình gần 70% người cao tuổi Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. 35,73% người cao tuổi Việt Nam gặp khó khăn trong ít nhất 1 chức năng: nghe, vận động, nhìn… 15% gặp khó khăn liên quan đến tự chăm sóc bản thân. Do vậy, người cao tuổi Việt Nam rất cần môi trường sống trong lành, thân thiện để ‘vừa thọ vừa khỏe’ như người Nhật. Việc xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi và triển khai các loại hình chăm sóc sức khỏe dài hạn tại cộng đồng cần được đầu tư và quan tâm hơn.

Intracom Group thấu hiểu điều này nên đang triển khai xây dựng Viện dưỡng lão Phương Đông Asahi, giúp mang đến môi trường sống phù hợp với người già. Phương Đông Asahi là dự án Dưỡng lão có khu Onsen chuẩn Nhật đầu tiên tại Hà Nội. Ngoài ra còn có vườn thiền trên mái, khu nhà hàng Âu – Á… cùng hệ thống cây xanh, hoa nở bốn mùa. Người cao tuổi sống ở đây sẽ có không gian trong lành, thân thiện để tập thể dục, dưỡng sinh, yoga, thiền, khiêu vũ dưỡng sinh… Từ đó giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai cho cơ thể để phòng ngừa bệnh tật.

Trên đây là những thông tin về độ tuổi của người cao tuổi và những người cao tuổi nhất Việt Nam. Hy vọng trong tương lai những người cao tuổi sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và môi trường sống tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
  • Tags: