Ngành năng lượng tái tạo là gì không chỉ là một khái niệm học thuật, mà đang trở thành mối quan tâm thực tiễn trong thời đại chuyển đổi xanh toàn cầu. Khi thế giới đối mặt với biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng và yêu cầu phát triển bền vững, các quốc gia đều đang hướng về những giải pháp sạch và tái tạo. Trong bối cảnh đó, ngành năng lượng tái tạo nổi lên như một “trụ cột xanh” của tương lai. Nhưng ngành này thực chất bao gồm những lĩnh vực gì? Và tại sao nó lại trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ đến vậy?
Ngành năng lượng tái tạo là lĩnh vực chuyên nghiên cứu, khai thác, phát triển và ứng dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo trong tự nhiên như mặt trời, gió, nước, sinh khối (biomass), địa nhiệt và năng lượng đại dương. Đây là những nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là có thể khai thác lâu dài mà không lo cạn kiệt.
Tuy nhiên, ngành năng lượng tái tạo là gì không đơn thuần chỉ là điện gió hay năng lượng mặt trời. Đây là một hệ sinh thái công nghiệp toàn diện, bao gồm: thiết kế và chế tạo thiết bị (tua-bin, tấm pin, hệ thống lưu trữ điện…); xây dựng cơ sở hạ tầng truyền tải; vận hành – bảo trì – tối ưu hóa hệ thống; lưu trữ và phân phối điện thông minh; phát triển chính sách, tài chính xanh, đào tạo nguồn nhân lực…
Với tính chất liên ngành cao, các loại năng lượng tái tạo không chỉ thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng điện, mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong ngành năng lượng, từ công nghệ, kinh tế, xã hội đến chiến lược an ninh quốc gia.
– Năng lượng mặt trời là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong toàn ngành. Công nghệ chính gồm: hệ thống quang điện; biến ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện.; hệ thống nhiệt điện mặt trời (CSP); tập trung ánh sáng tạo nhiệt, dùng để phát điện quy mô lớn; ứng dụng đa dạng: từ điện áp mái gia đình, trang trại điện mặt trời, đến các nhà máy điện mặt trời nổi trên mặt nước.
– Năng lượng gió sử dụng tua-bin gió để chuyển động cơ học thành điện năng. Gồm 2 nhóm chính là gió trên đất liền (onshore wind) phổ biến tại các vùng đồi, thung lũng gió mạnh và gió ngoài khơi (offshore wind) với tiềm năng rất lớn, đang được đầu tư mạnh tại châu Âu, Đông Á. Và đây là một trong các loại năng lượng tái tạo được ưu tiên phát triển ở những quốc gia ven biển như Việt Nam.
– Thủy điện vừa và nhỏ: dù thủy điện đã có lịch sử lâu đời, nhưng hiện nay, xu hướng tập trung vào các dự án thủy điện vừa và nhỏ, giảm ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường sinh thái.
– Sinh khối và năng lượng sinh học: tận dụng phế phẩm nông nghiệp, chất thải hữu cơ, rác thải sinh hoạt… để phát điện và tạo nhiệt. Vừa xử lý rác, vừa tạo ra năng lượng sạch đây là giải pháp được gọi là 2 trong 1.
– Năng lượng địa nhiệt và năng lượng đại dương: đây là những lĩnh vực tiềm năng dài hạn, thường áp dụng tại khu vực có mạch nước nóng (như Iceland) hoặc ven biển sâu. Ngoài ra, ngành này còn liên quan đến công nghệ lưu trữ điện (Pin lithium, pin hydro, hệ thống lưu trữ thông minh), truyền tải thông minh (smart grid), ứng dụng AI và IoT để giám sát, tối ưu hệ thống năng lượng tái tạo theo thời gian thực.
Khi năng lượng không tái tạo ngày càng bộc lộ rõ nét những hạn chế và ngành năng lượng tái tạo là có những ưu điểm phù hợp để cải tiến những hạn chế cũng như có thể giải quyết những bài toán khó khăn mà năng lượng tái tạo không thể đáp ứng được.
Đầu tiên phải kể đến năng lượng tại tạo có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường và khí hậu, đây cũng là lý do then chốt. bởi các loại năng lượng tái tạo là các năng lượng tự nhiên và khi khai thác chúng thì sẽ không tạo ra khí C02 cũng như không tạo ra các ảnh hưởng khác đến chất lượng không khí và khí hậu.
Thêm vào đó, các loại nguyên liệu tái tạo là vô tận, rất dồi dào, có thể khai thác mỗi ngày mà không sợ cạn kiệt. Hơn nữa, nó còn có tự nhiên mà bất kỳ quốc gia nào cũng có nên không cần phải nhập khẩu hay tranh chấp về lãnh thổ và chính trị, việc đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo giúp tự chủ nguồn cung, ổn định giá điện và đảm bảo phát triển dài hạn.
Việc sử dụng năng lượng tái tạo cũng giúp tạo ra hơn 12 triệu việc làm toàn cầu năm 2023 và tiếp tục tăng (theo báo cáo của IRENA), trong đó có Việt Nam khi nhiều tỉnh thành đã có các trung tâm đào tạo kỹ thuật viên, kỹ sư chuyên ngành năng lượng tái tạo để đón đầu xu hướng.
Với những vai trò của ngành năng lương tái tạo , trong 10 đến 20 năm tới, nó không chỉ dừng lại ở phát triển công nghệ mà sẽ trở thành một trụ cột trong cơ cấu kinh tế toàn cầu. Với yêu cầu khắt khe hơn về phát thải, các hiệp định quốc tế (như COP28), thị trường carbon và tiêu chuẩn “net-zero” sẽ thúc đẩy mạnh mẽ ngành này.
Cơ hội nghề nghiệp cũng rất rộng mở: từ kỹ sư hệ thống điện mặt trời, kỹ thuật viên vận hành tua-bin gió, chuyên gia lưu trữ năng lượng, cố vấn tài chính xanh, chuyên viên pháp lý về carbon, truyền thông bền vững…tăng dần theo sự phát triển.
Các doanh nghiệp nội địa và quốc tế cũng đang săn đón nhân lực ngành này. Điều đó biến năng lượng tái tạo không chỉ là câu chuyện môi trường, của riêng ngành năng lượng mà là bài toán chiến lược của cả nền kinh tế.
Ngành năng lượng tái tạo là gì giờ đây không chỉ là câu hỏi khởi đầu cho một cuộc thảo luận, mà còn là điểm bắt đầu cho một hành trình chuyển mình của cả hành tinh. Khi áp lực giảm phát thải ngày càng lớn, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và con người cần hướng đến một tương lai xanh thì vai trò của năng lượng tái tạo không thể bị bỏ qua.
Với những lĩnh vực phong phú, công nghệ liên tục đổi mới và sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính sách, ngành năng lượng tái tạo không chỉ mang lại giải pháp cho môi trường mà còn mở ra hàng triệu cơ hội phát triển bền vững. Bạn có đang tìm hiểu thêm về những cơ hội phát triển kinh doanh trong ngành năng lượng tái tạo thì đừng quên follow Intracom Group để biết thêm nhiều những thông tin hữu ích nhé.
Tin tức liên quan