Intracom Group

CÓ HAY KHÔNG việc ngân hàng siết tín dụng BĐS?

Thực hư việc ngân hàng siết tín dụng bất động sản để hạ sốt đất ra sao? Khi dư nợ tín dụng bất động sản của lĩnh vực này tăng lên mức khổng lồ, đạt con số 2,58 triệu tỷ đồng cuối năm 2022, tăng 24% so với năm 2021, nỗi lo về sự bùng nổ của cơn sốt đất trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.

Từ năm 2020, cơn sốt đất đã nhen nhóm và tiếp tục lan rộng vào năm 2021, khi giá đất trung bình tăng lên 10% chỉ trong một tháng, thậm chí có nơi tăng từ 2-3 lần. Theo đó, giới đầu tư lo ngại về một kịch bản vỡ bong bóng có thể lại xảy ra. Vậy cụ thể ngân hàng siết tín dụng BĐS như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Thực hư việc ngân hàng siết tín dụng BĐS

“Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ ban hành văn bản chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào một số phân khúc có rủi ro cao trong bất động sản, có tính đầu cơ, các Dự án lớn có nguy cơ dẫn tới bong bóng, có thể dẫn tới rủi ro an toàn hệ thống. Còn tín dụng bất động sản phục vụ người mua nhà được xem bình đẳng như những lĩnh vực khác của nền kinh tế, không có hạn chế nào”- Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú khẳng định.

Bất động sản là một trong những ngành có nhiều đóng góp cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành này cũng là cao nhất trong các lĩnh vực (tăng hơn 24%), cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung. Tỉ trọng tín dụng ngành chiếm 21,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

ngân hàng siết tín dụng bđs

Ông Đào Minh Tú khẳng định: NHNN chưa nói và cũng chưa bao giờ có văn bản nào chỉ đạo việc siết tín dụng BĐS. Quan điểm chỉ đạo điều hành của NHNN là kiểm soát chặt chẽ chính sách tín dụng vào những lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao.

NHNN chỉ quản lý rủi ro của chính những tổ chức tín dụng đầu tư khi cho vay vào những lĩnh vực có nguy cơ rủi ro, bao gồm: kinh doanh, đầu cơ, những dự án có phân khúc giá trị lớn. Các doanh nghiệp có điều kiện năng lực về tài chính, có kinh nghiệm xây dựng, các dự án có hiệu quả đều được các ngân hàng xem xét cho vay.

++ Xem thêm: Thông tin mới nhất về thị trường BĐS

Tín dụng vào BĐS có thể sẽ kiểm soát chặt hơn

Theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm, Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Thời gian qua, tín dụng vào bất động sản đã được kiểm soát rất chặt chẽ, tới đây có thể sẽ kiểm soát chặt hơn nữa. Tuy nhiên, với những nhu cầu chính đáng của người dân mua nhà, mua đất để ở, vốn vẫn sẽ được ưu tiên phục vụ; hạn chế đáp ứng cho mục đích đầu cơ”

Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt tín dụng cũng có nhiều khó khăn vướng mắc. Sẽ khó để các ngân hàng xác định ai có nhu cầu thật, ai vay để đầu tư BĐS. Dẫn đến người dân khó tiếp cận tín dụng và với những người có nhu cầu thật, người dân buộc phải nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn trong xã hội như người thân, gia đình, thậm chí cả “tín dụng đen” rất nguy hiểm. Đòi hỏi các ngân hàng phải kiểm soát được mục đích sử dụng của người vay tiền để hỗ trợ người vay, phải đánh giá đúng nhu cầu vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, phải xem xét cả đến nhu cầu thực về nhà, đất. Nếu siết quá, doanh nghiệp khó vay vốn phát triển dự án, giá BĐS sẽ tăng. Như vậy vô tình những người có nhu cầu thực về nhà ở bị gom chung vào những người đầu cơ BĐS.

Giải pháp gỡ vướng cho bất động sản

Trong Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, NHNN đã lắng nghe các đề xuất về giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho thị trường bất động sản, làm rõ nguyên nhân vì sao doanh nghiệp kêu khó tiếp cận tín dụng ngân hàng.

NHNN vẫn giữ vững quan điểm chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với một số phân khúc rủi ro như phân khúc có tỷ lệ đầu cơ lớn,… để đảm bảo an toàn hệ thống. Còn trường hợp đối với tín dụng phục vụ mục đích chính đáng của người mua nhà đều được đảm bảo công bằng như các lĩnh vực khác.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản, tổ chức, cá nhân khi tiếp cận tín dụng, góp phần tăng trưởng, phát triển thị trường bất động sản lành mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp như:

  • Chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản.
  • Tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở.
  • Tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tín dụng, không nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

Không có việc ngân hàng siết tín dụng BĐS. Thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc, trong đó có các vướng mắc về tín dụng. Vậy nên, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường cần rất nhiều chính sách khác nhau. Ngân hàng Nhà nước vẫn luôn lắng nghe và sẽ điều chỉnh kịp thời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản phục hồi trong thời gian tới!

5/5 - (7 bình chọn)
  • Tags: