Intracom Group

Ngân hàng siết cho vay BĐS – Thị trường biến động ra sao?

Ngân hàng nhà nước kiểm soát chặt tín dụng, siết cho vay bất động sản là giải pháp nhằm hạn chế đầu cơ, tăng tính minh bạch của thị trường.

Cho vay bất động sản những năm trước đây được xem như là “Gà đẻ trứng vàng” của các ngân hàng thương mại, nhưng sau thời gian dòng vốn đổ mạnh vào lĩnh vực này, các ngân hàng đã cẩn trọng hơn. Vậy ngân hàng siết cho vay BĐS cụ thể như nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết này của Intracom Group nhé!.

Động thái của Ngân hàng nhà nước

Tại hội nghị mới đây về thị trường bất động sản, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước. 

Ngân hàng nhà nước cũng đã đề xuất quy định chặt chẽ hơn về quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ… của các khoản vay mua nhà để ở. Đặc biệt là các khoản vay với số tiền lớn.

ngân hàng siết cho vay bđs

Nhằm siết chặt dòng vốn trung và dài hạn vào lĩnh vực BĐS, Ngân hàng Nhà nước vừa tăng hệ số rủi ro cho vay BĐS từ 150% lên 250%, hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống còn 45%.

Khảo sát cho thấy, mức lãi suất cho vay mua nhà, cải tạo xây dựng đang ở mức khá cao, dao động từ 8,8%/năm – 12%/năm, tăng khoảng 2%/năm so với vài tháng trước. Để hạn chế đổ vốn đầu cơ nhà đất, một số ngân hàng còn đưa ra quy định vay càng nhiều thì lãi suất càng cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay tối đa cũng được các ngân hàng đưa xuống còn 70% giá trị tài sản.

Vậy Ngân hàng siết cho vay bất động sản ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào? 

Biến động thị trường khi ngân hàng siết cho vay BĐS

Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn

Từ giai đoạn đầu năm 2018, các doanh nghiệp bất động sản đã rục rịch đi tìm các nguồn vốn bổ sung khác ngoài các ngân hàng thương mại. Bởi các ngân hàng đang dần hạn chế tín dụng vào bất động sản.

ngân hàng siết cho vay bđs

Theo chuyên gia, các ngân hàng buộc phải cơ cấu lại nguồn vốn huy động tiết kiệm bền vững hơn theo hướng tăng tỷ lệ huy động trung và dài hạn. Thực tế cho thấy, các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn, nhất là kỳ hạn trên 12 tháng, để đáp ứng yêu cầu của thông tư.

Bên cạnh đó, việc xuất hiện những cơn sốt ảo cục bộ giá đất nền, đất nông nghiệp, đất phân lô trái phép tại một số khu vực trong cả nước đã hút một nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn xã hội không hề nhỏ và tác động tiêu cực đến thị trường. Tình hình sốt ảo giá đất đến nay đã được kiểm soát nhưng vẫn còn phải tiếp tục khắc phục những hệ quả tiêu cực.

>> Xem thêm: Cách định giá BĐS như một chuyên gia

Siết cho vay có tránh được đầu cơ?

Về đề xuất cấm cho vay đặt cọc dự án hình thành trong tương lai, NHNN cho biết, các ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng để đặt cọc thường hướng đến việc chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết dự án sẽ chuyển nhượng này lại chưa đủ điều kiện để thực hiện giao dịch, như chưa có giấy phép xây dựng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Sau khi ngân hàng cấp tín dụng, khách hàng và chủ đầu tư có thể hủy hợp đồng đặt cọc do không hoàn thiện được thủ tục pháp lý, khi đó rủi ro sẽ đổ về phía ngân hàng.

Với đề xuất thắt chặt quy định cho vay mua nhà để ở, NHNN cho rằng cần có quy định chặt chẽ cho khoản vay này. Thời gian qua, một số ngân hàng cho vay cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản có số tiền lớn. Điều này tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bđs

Các ngân hàng thương mại được chỉ đạo phải chọn lọc đối tượng phù hợp. Nếu nhu cầu mua nhà ở thật, dự án đầy đủ pháp lý, đủ vốn tự có, ngân hàng sẵn sàng cho vay. Ngược lại, nếu vay vốn để đầu cơ, kinh doanh cần phải kiểm soát.

Tập trung vốn cho nhà ở xã hội, nhà thương mại giá rẻ

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở thực cho khách hàng, các ngân hàng thương mại tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án khả thi, đảm bảo tính pháp lý, thanh khoản, chủ đầu tư và khách hàng có khả năng trả nợ. Thực tế, tín dụng trong lĩnh vực bất động sản trong thời gian qua vẫn ghi nhận tăng, nhưng mức tăng chậm hơn so với giai đoạn 2018 vì cần phải được kiểm soát.

Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản cho mục đích tiêu dùng luôn cao hơn so với mục đích kinh doanh, chiếm khoảng 60% tổng dư nợ bất động sản. Điều này cho thấy dòng vốn tín dụng chảy vào lĩnh vực này vẫn đang đáp ứng được nhu cầu nhà ở thực tế của người dân.

Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng, ngân hàng siết cho vay BĐS là giải pháp nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp tăng tính minh bạch cho thị trường, tránh xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản. Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng “nóng” thời gian vừa qua, khi đa số các nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính.

>> Tìm hiểu thêm về:

5/5 - (3 bình chọn)
  • Tags: