Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu năng lượng gió là gì và cách chúng ta tạo ra điện từ gió. Trong bối cảnh những thách thức rất lớn về môi trường, tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, tại Việt Nam, tiềm năng phát triển điện gió là không thể phủ nhận. Việt Nam chúng ta đang nắm giữ một cơ hội lớn để tận dụng nguồn năng lượng không ngừng thổi qua biển cả.
Việc tập trung, chú trọng phát triển nguồn năng lượng gió không chỉ mang đến những lợi ích về môi trường, giảm phát thải khí nhà kính mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy sự đa dạng các nguồn năng lượng và bền vững cho thế hệ tương lai.
Năng lượng gió (hay điện gió) là một dạng năng lượng tái tạo hoạt động bằng cách chuyển đổi sức gió (động năng của gió) chuyển thành điện năng hoặc nhiệt năng tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau. Quá trình chuyển đổi này được thực hiện thông qua các turbin gió (còn được gọi là các cánh quạt gió) có khả năng biến đổi động năng của gió thành năng lượng cơ khí và chuyển đổi thành điện.
Từ xa xưa, năng lượng gió đã được tận dụng để làm nhiều công việc phục vụ cuộc sống như xay thóc, bơm nước hay làm căng buồm trên biển để di chuyển. Đây là loại năng lượng tái tạo và bền vững, không gây ra các tác động xấu đến môi trường. Trong thời đại hiện đại ngày nay, năng lượng gió được phát triển mạnh mẽ và áp dụng rộng rãi trong việc tạo ra điện năng phục vụ nhu cầu sử dụng điện của xã hội và các ngành kinh tế.
Việc sử dụng năng lượng gió mang đến nhiều lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau:
Trong giai đoạn tới, với sự tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo của chính phủ cùng với những nhà đầu tư quốc tế, trong nước, năng lượng gió tại Việt Nam sẽ tiếp tục bước vào các giai đoạn mới mới quy mô lớn hơn, công nghệ ngày càng tiên tiến và hiệu suất sản xuất điện năng ngày càng gia tăng, đóng góp vào an ninh năng lượng quốc gia.
Những tiềm năng này không chỉ mang đến cơ hội đầu tư mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
Tại Việt Nam, với lợi thế đường bở biển dài và địa hình đa dạng, điều kiện thuận lợi để phát triển, khai thác nguồn gió tự nhiên vô tận. Năng lượng gió ở Việt Nam bên cạnh năng lượng mặt trời và năng lượng thủy điện, là ngành được chính phủ và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bởi tiềm năng phát triển của nó.
Năng lượng gió tại Việt Nam được kì vọng sẽ bắt kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu sử dụng điện trong cả ngắn hạn và dài hạn, bởi khả năng mở rộng cao, có tính linh hoạt và có thể dự đoán được, không gây ra tác động xấu đến môi trường.
Đường bờ biển của Việt Nam dài hơn 3000km, với nhiều hải đảo, tốc độ gió thổi trung bình năm là 5m/s trở lên, Việt Nam là đất nước có lợi thế rất lớn về gió. Với tốc độ gió trung bình từ 5.5m/s đến 7.3m/s, ước tính, Việt Nam có thể phát triển khoảng 27 GW điện gió.
Trên thực tế hiện nay, cả nước có gần 50 dự án điện gió với tổng công suất gần 500MW, nhưng đó là những dự án đã đăng kí, các dự án đã đi vào vận hành để hòa vào lưới điện vẫn chưa nhiều, chỉ có 7 dự án với tổng công suất 190MW, số còn lại vẫn đang triển khai khá chậm, nhiều dự án còn khó khăn khi tìm kiếm nhà đầu tư.
Trong bài viết vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu năng lượng gió là gì và những tiềm năng, thách thức của ngành công nghiệp này tại Việt Nam. Tuy nhiên, để khai thác hết các tiềm năng của năng lượng gió cần xem xét đến việc phát triển năng lượng gió phải đi đôi với bảo vệ môi trường, người dân và cộng đồng khu vực.
Các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và sự tham gia của nhiều bên liên quan, tất cả cùng chung tay phát triển là điều quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành này.
Tiềm năng phát triển điện gió hay năng lượng gió tại Việt Nam là vô cùng đáng kì vọng và hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích từ nhiều khía cạnh, từ bảo vệ môi trường đến phát triển kinh tế – xã hội. Điều quan trọng là phải có được sự đồng lòng của các bên, cam kết và hợp tác từ nhà nước – doanh nghiệp – người dân để thúc đẩy quá trình phát triển này. Đảm bảo rằng tương lai của ngành năng lượng Việt Nam sẽ được xây dựng trên cơ sở bền vững và thịnh vượng.
Tin tức liên quan