Intracom Group

Lợi ích của thủy điện: Kinh tế – môi trường – xã hội

Không thể phủ nhận lợi ích của thủy điện mang lại là vô cùng to lớn trên nhiều lĩnh vực cả kinh tế, môi trường và xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển kinh tế phải đi song hành với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Việc tận dụng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện không chỉ giúp đảm bảo cung cấp năng lượng điện một cách bền vững mà còn mang đến nhiều hơn những lợi ích cho cộng đồng và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường sống của chúng ta.

Tại một quốc gia có tiềm năng phát triển thủy điện như Việt Nam, tận dụng được lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo được an ninh năng lượng quốc gia. Giảm bớt đi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, thứ mà chúng ta còn đang phải nhập khẩu thêm và gây ra những tác động tiêu cực đến với môi trường. Năng lượng tái tạo đang là xu hướng của toàn cầu, trong đó có thủy điện, cần có những chính sách phát triển và thu hút các nhà đầu tư để phát triển nguồn năng lượng này trong tương lai.

Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thủy điện tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thủy điện được coi là thế mạnh và có nhiều tiềm năng thủy điện phát triển trong tương lai. Sản lượng điện mà thủy điện tạo ra chiếm đến 27% toàn ngành, chỉ đứng sau nhiệt điện than.

Thủy điện ở Việt Nam được hưởng lợi từ khí hậu, nơi có lượng mưa hàng năm cao, cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc. Ngoài mục tiêu xây dựng thủy điện để cung cấp điện cho các hoạt động của toàn xã hội, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.

Gần 400 công trình thủy điện đang vận hành trên khắp cả nước, đủ để thấy tiềm năng phát triển thủy điện to lớn của nước ta. Trong bối cảnh môi trường nhận được nhiều sự quan tâm như hiện nay, việc phát triển những nguồn năng lượng sạch như thủy điện cần được đẩy mạnh hơn nữa.

lợi ích của thủy điện

Lợi ích của thủy điện

Lợi ích của thủy điện là khá lớn như cung cấp điện tái tạo, kiểm soát lũ lụt, tạo việc làm, giảm chi phí sản xuất điện và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ du lịch và phát triển khu vực.

Về kinh tế

Nguồn năng lượng tái tạo – bền vững: Tận dụng dòng chảy tự nhiên của nước, thủy điện là một loại năng lượng tái tạo có tiềm năng phát triển mạnh và có tính bền vững cao. Không giống như các loại nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, thủy điện sẽ mang đến nguồn năng lượng điện ổn định trong tương lai.

Cung cấp điện ổn định: Thủy điện là nguồn cung cấp điện ổn định và liên tục, không có những biến đổi lớn trong sản xuất theo thời gian. Điều này vô cùng cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, một nhà máy thủy điện được xây dựng thường có tuổi thọ lên đến cả trăm năm, với chi phí bảo trì và bảo dưỡng thấp. Về lâu dài, thủy điện chính là loại năng lượng rẻ nhất.

Hỗ trợ phát triển các ngành khác: Năng lượng điện là năng lượng quan trọng cho toàn bộ hoạt động của các ngành kinh tế, thủy điện đóng góp một lượng điện năng không hề nhỏ vào toàn bộ năng lượng của quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng và hứa hẹn sẽ trở thành 1 trong những nguồn năng lượng chính trong tương lai không xa.

Về Môi trường

Giảm thiểu thiệt hại đến biến đổi khí hậu: Bằng việc sản xuất điện không gây ra khí nhà kính, thủy điện góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ dâng cao của nước biển, các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu toàn cầu. Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các nguồn tài nguyên hữu hạn, thủy điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt đi các trận mưa axit, giảm axit hóa đất và các hệ thống thủy sinh.

Kiểm soát lũ lụt và quản lý tài nguyên nước: Các hồ chứa của thủy điện có thể được sử dụng để kiểm soát lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại đến từ các cơn bão. Đồng thời, nước trong hồ chứa nước có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như nông nghiệp, sinh hoạt,…

Về xã hội

Tạo việc làm và phát triển kinh tế: Các dự án thủy điện mang cần đến những công nhân vận hành, kỹ thuật viên để xây dựng, vận hành và bảo trì. Tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế khu vực.

Phát triển cộng động, hiện đại hóa đất nước: Các dự án thủy điện cần được đặt tại khu vực thuận lợi, nơi có những dòng sông, suối, hồ nước lớn. Nơi các dự án thủy điện được xây dựng cũng sẽ mang năng lượng điện đến với bản làng, phát triển đời sống cho người dân nơi đây. Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế cho người dân khu vực.

Lợi ích của thủy điện được thể hiện qua cả 3 khía cạnh: Kinh tế – Môi trường – Xã hội. Về mặt kinh tế, thủy điện đóng góp không hề nhỏ vào việc đảm bảo cung cấp năng lượng điện ổn định và bền vững, bên cạnh đó còn tạo ra nguồn điện dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp, giúp ổn định hoạt động của toàn ngành kinh tế, đời sống xã hội. Về môi trường, thủy điện không gây ra khí nhà kính, không làm ô nhiễm môi trường như các nguồn năng lượng hóa thạch khác vốn đang tàn phá thế giới một cách nặng nề. Về xã hội, thủy điện cũng đi kèm với các hoạt động phát triển cộng đồng, phát triển hạ tầng, hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại, sự xuất hiện của thủy điện mang đến những lợi ích vô cùng thiết thực, nâng cao chất lượng cuộc sống và xã hội rất rõ ràng. Việc đầu tư và phát triển các dự án thủy điện không chỉ mang lại giá trị ngắn hạn về kinh tế, mà còn để lại dấu ấn lâu dài cho tương lai của chúng ta, góp phần vào một tương lai bền vững hơn và môi trường sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tới.

4.1/5 - (9 bình chọn)
  • Tags:

Tin tức liên quan