Intracom Group

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì?

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là điều kiện cần trong quá trình xử lý và quản lý các chất thải nguy hại. Giấy phép này là một phần quan trọng, có vai trò quyết định trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Việc có hay không giấy phép xử lý chất thải nguy hại sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của công việc này, và thực hiện nó một cách nghiêm túc bởi đây là việc làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người, quyết định tương lai của hệ sinh thái.

Trên giấy phép xử lý chất thải nguy hại cũng cần quan tâm đến nhiều yếu tố. Trước hết, cần kiểm tra với các cơ quan quản lý môi trường và sở tài nguyên và môi trường địa phương để xem liệu công ty hoặc tổ chức nào đó đã được cấp giấy phép chưa. Nếu đơn vị đã có giấy phép, thì cần quan tâm và kiểm tra xem giấy phép này có còn hiệu lực không và liệu nó đã hết hạn hay chưa.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì?

Chất thải nguy hại là những loại chất thải có tiềm năng gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được quản lý và xử lý đúng cách. Các loại chất thải này chứa nhiều các hợp chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường và chính sức khỏe của con người.

giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Danh mục các chất thải nguy hại bao gồm:

  • Chất thải hóa học: bao gồm các chất hóa học độc hại như axit, kiềm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các chất tạo nên bức xạ, sản phẩm hóa học trong công nghiệp,…
  • Chất thải y tế: Bao gồm chất thải từ các cơ sở y tế như bệnh viện, trạm y tế, phòng khám và những vật dụng liên quan đến điều trị bệnh như kim tiêm, găng tay, dược phẩm hết hạn.
  • Chất thải điện tử: bao gồm thiết bị điện tử cũ, hỏng, không sử dụng nữa như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng,… thường chứa các kim loại nặng độc hại như thủy ngân, chì,…
  • Chất thải động vật và chất thải bức xạ.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép được cấp cho chủ doanh nghiệp, đơn vị xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại. Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.

Có giấy phép, đơn vị đã được xử lý hay chưa?

Theo quy định tại Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, quy định về xử lý chất thải nguy hại, các tổ chức, doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Việc xử lý các chất thải nguy hại phải được thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất tại đơn vị, doanh nghiệp, phải đảm bảo đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
  • Phải phù hợp và đáp ứng quyết định phê duyệt kết quả thẩm định của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi xử lý chất thải. Giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.

Đối với các cơ sở y tế có phát sinh chất thải y tế nguy hại, các cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải đặt tại đơn vị, cơ sở để thực hiện việc tự xử lý và xử lý chất thải y tế nguy hại. Tự xử lý tại cơ sở mình và các cơ sở lân cận (theo mô hình cụm), việc vận chuyển các chất thải y tế nguy hại được quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nếu một tổ chức hoặc một doanh nghiệp, đơn vị không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép này đã hết hạn thì doanh nghiệp, đơn vị này không được phép xử lý các chất thải nguy hại, việc xử lý này là chưa được cấp phép, có thể không đảm bảo chất lượng và yêu cầu, tiêu chuẩn mà các cơ quan ban ngành đưa ra. Những việc như vậy cần phải có những biện pháp để các đơn vị này tuân thủ các quy định về an toàn môi trường, điều này cần áp đặt các biện pháp kiểm tra và hình phạt để đảm bảo các đơn vị này tuân thủ luật pháp.

Trong tương lai, việc quản lý chất thải nguy hại cần được chú trọng và giám sát để bảo vệ sự bền vững của môi trường và sức khỏe của con người. Chúng ta cần đảm bảo các doanh nghiệp, đơn vị xử lý chất thải nguy hại, tuân thủ các quy định và có giấy phép xử lý chất thải nguy hại để đảm bảo rằng chúng ta có một môi trường lành mạnh và bền vững cho thế h

5/5 - (2 bình chọn)
  • Tags: