Intracom Group

Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Nông nghiệp công nghệ cao là việc ứng dụng và áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản cũng như giảm bớt sức lao động trong ngành này. Tuy rằng có nhiều lợi ích là vậy nhưng việc ứng dụng rộng rãi mô hình này cũng không hề đơn giản. Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu về thực trạng mô hình này hiện nay và những giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta.

Thực trạng và khó khăn

“Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng trên 3,5%/năm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài”

Đó là mục tiêu mà chính phủ đã đặt ra khi phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2010. Tuy vậy, đến nay, các vùng, điểm nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta vẫn chưa chiếm quá nhiều trong tỉ trọng ngành nông nghiệp. Cả nước hiện có 6 khu vực nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn (trên 400ha) tại Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Yên, Hậu Giang, Bình Dương.

Có thể nói, những mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta bước đầu cũng đã mang đến những hiệu quả và tính hiệu tích cực. Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta cũng gặp phải những khó khăn:

Khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư: So với trước đây khi đầu tư nông nghiệp là đầu tư vào giống cây trồng, phân bón, tưới tiêu, thì nông nghiệp công nghệ cao còn phải đòi hỏi người nông dân đầu tư cả về các trang thiết bị hiện đại và các công nghệ, máy móc chuyên nghiệp. Bên cạnh việc nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp của nhà nước còn hạn chế, người nông dân cũng khó có thể bỏ ra một số tiền lớn để xây dựng một mô hình chuyên nghiệp.

Khó khăn về chất lượng nhân lực: Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn chiếm đến 30% lao động cả nước, chủ yếu là những lao động có chất lượng thấp, học vấn không cao. Việc triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi người lao động phải có khả năng vận hành, phân tích và triển khai công nghệ một cách bài bản. Điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc đảm bảo và đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực trong ngành nông nghiệp.

Quy hoạch tập trung khó khăn: Hiện nay, các mô hình nông nghiệp chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, quy hoạch thiếu đồng bộ. Để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cần có đất đai rộng lớn, ở vị trí thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển.

Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao dù đã được đưa vào áp dụng ở một số khu vực và đạt được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên việc ứng dụng mô hình này tại nhiều nơi vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế và thiếu tính thực tiễn. Cần có các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao để mô hình hình có thể dễ dàng áp dụng và triển khai có hiệu quả:

Xác định công nghệ ưu tiên: Trong nông nghiệp công nghệ cao, có rất nhiều lĩnh vực công nghệ có thể được áp dụng, tuy nhiên điều này sẽ khiến chi phí đầu tư tăng cao và không sử dụng hết công năng của công nghệ, vì thế, cần xác định rõ công nghệ cao được ưu tiên, ví dụ: công nghệ thu thập thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa. Đây đều là những công nghệ quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Xác định công nghệ cốt lõi: Ứng dụng công nghệ là để tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản. Chất lượng bao gồm nhiều khâu, từ sản xuất nông sản cho đến thành phẩm, đóng gói và dịch vụ, từ đó mới tạo ra được giá trị kinh tế. nếu nông sản chất lượng tốt mà không bán được ra bên ngoài, không tạo ra giá trị kinh tế thì việc đầu tư không thành công.

Công nghệ cao hiệu quả khi có tính công nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất cần có tính công nghiệp mới có thể mang đến hiệu quả tối ưu, sản xuất hàng loạt, mang đến hiệu quả kinh tế. Với quy mô hộ gia đình, sản xuất manh mún, mất nhiều thời gian để hồi vốn, kém hiệu quả, không tối ưu được công nghệ.

Trong bối cảnh quỹ đất nông nghiệp và các nguồn lực tự nhiên ở nước ta đang suy giảm đáng kể, thách thức lớn nhất đặt ra cho ngành nông nghiệp là các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao để có thể áp dụng mô hình này một cách hiệu quả và rộng rãi.

Đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là khu vực nông thôn, tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Chỉ có như vậy, mô hình này mới có thể phát triển rộng khắp và nâng cao vị thế ngành nông nghiệp nước nhà. Sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi sự đồng thuận và hợp tác của nhiều bên, bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và các cá nhân.

Trên đây là một số giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao mà chúng tôi muốn đề cập. Hi vọng thông qua mô hình này, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ được nâng lên tầm cao mới, không chỉ có năng suất và chất lượng nông sản được gia tăng, mà còn là một vị thế tiên phong trong cuộc cách mạng chuyển đổi nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị của ngành nông nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
  • Tags: