Sự thành công của các dự án khởi nghiệp nằm ở việc nắm bắt đúng các quy luật vận hành của thị trường, của doanh nghiệp khởi nghiệp và học hỏi từ những kinh nghiệm đi trước. Các bước dưới đây sẽ giúp các nhà khởi nghiệp đạt được các mục tiêu của cho doanh nghiệp mình.
Từ khâu ý tưởng, đến việc xây dựng một doanh nghiệp khởi nghiệp bền vững, mỗi bước đi đều đóng một vai trò quan trọng không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, yếu tố về sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị với khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cốt lõi để thu hút sự quan tâm không chỉ từ phía khách hàng, đối tác mà cả những nhà đầu tư.
Khởi nghiệp (hay Start-up) là việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới, bắt đầu một dự án mới. Bắt đầu thành lập một doanh nghiệp mà bạn chính là chủ, người sáng lập hoặc đồng sáng lập, với mục tiêu mang đến thị trường những sản phẩm mới, dịch vụ mới. Đặc điểm chính của các dự án khởi khiệp chính là tính sáng tạo, đổi mới, đột phá trong sản phẩm và dịch vụ để thu hút, tạo ra tính cạnh tranh trong thị trường.
Khởi nghiệp không chỉ mang lại giá trị cho bản thân mà còn là hướng đi mới đột phá, độc đáo cho thị trường. Doanh nghiệp khởi nghiệp thường bắt đầu từ một ý tưởng độc đáo, chưa có trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển và thử nhiệm ý tưởng, để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh và đưa ra thị trường với mục đích kinh doanh.
Bên cạnh tính sáng tạo, các Start-up còn có một đặc trưng khác là sự tăng trưởng. Khởi đầu từ con số 0, mục tiêu của các doanh nghiệp khởi nghiệp là trong thời gian ngắn đưa doanh nghiệp của mình tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ. Dựa trên cơ sở có sản phẩm, dịch vụ độc đáo, khác biệt, thu hút khách hàng, các start-up có thể tự mình triển khai hoặc kêu gọi các nhà đầu tư vốn để đẩy nhanh quá trình “phình to” của doanh nghiệp.
Xác định, hình thành ý tưởng
Ý tưởng là viên gạch đặt nền móng đầu tiên của “công trình” khởi nghiệp. Như đã nói ở trên, khởi nghiệp có 2 đặc điểm quan trọng đó là tính sáng tạo và sự tăng trưởng. Một ý tưởng khởi nghiệp độc đáo sẽ có tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp startup. Có ý tưởng là một chuyện, Start-up còn phải nghiên cứu về thị trường, tìm hiểu về nhu cầu và xu hướng của khách hàng để biến ý tưởng đó trở nên khả thi.
Lên kế hoạch cụ thể
Để có thể vững vàng chạm đến mục tiêu đã đề ra, việc lập kế hoạch cụ thể là điều rất quan trọng, để giúp cho hành trình khởi nghiệp được cụ thể hóa và không bỏ xót bất kì điều gì. Tạo ra một kế hoạch chi tiết để đến được mục tiêu, chiến lược kinh doanh, nguồn lực, lịch trình thực hiện.
Có kế hoạch cụ thể và chi tiết, bạn sẽ nhìn thấy lộ trình của doanh nghiệp mình, xác định được nguồn lực cần sử dụng, chi phí cần bỏ ra để đến bước thứ 3: Xác định nguồn vốn.
Xác định nguồn vốn cho dự án khởi nghiệp
Nguồn vốn là yếu tố cần thiết để có thể khởi nghiệp, đây cũng là vấn đề đau đầu của những Start-up còn non trẻ. Có nhiều nguồn vốn mà doanh nghiệp của bạn có thể huy động như: Tiền túi, từ các nhà đầu tư, vay ngân hàng hay các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Tuy vậy, việc tìm kiếm nguồn vốn là điều không hề dễ dàng, nhưng nếu biết cách tìm kiếm và khéo léo lựa chọn, doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn sẽ có nguồn vốn để triển khai các hoạt động kinh doanh.
Tìm kiếm, xây dựng đội ngũ
Khi đã huy động được tiền trong tay, bây giờ là lúc chúng ta cần sử dụng nó vào những hoạt động cần thiết để triển khai kế hoạch của mình. Đầu tiên bạn cần 1 đội ngũ để thực hiện các công việc.
“Muốn đi xa thì đi cùng nhau”, để một dự án khởi nghiệp thành công không thể hoạt động đơn độc. Tuyển nhân viên, tìm kiếm những người tài có chung tầm nhìn chí hướng, có kinh nghiệm và năng lực phù hợp để đảm bảo cho kế hoạch đã vạch ra được triển khai một cách hiệu quả.
Marketing sản phẩm/dịch vụ
Marketing là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh, nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ của Start-up tiếp cận đến khách hàng. Có nhiều kênh để Start-up có thể xuất hiện và thu hút khách hàng như: Website, các trang mạng xã hội, Email, tiếp thị offline hay trên truyền hình.
Một trong những cách làm marketing hiệu quả đó là giữ chân khách hàng, bên cạnh việc không ngừng bổ sung nguồn khách hàng mới, việc giữ chân và chăm sóc khách hàng cũ cũng cực kì quan trọng. Cùng với đó cũng cần có thêm các chính sách khuyến mại nhằm thu hút thêm sự quan tâm, chăm sóc khách hàng để có được sự hài lòng và quay trở lại của khách hàng.
Đánh giá và điều chỉnh dự án khởi nghiệp
Trong quá trình triển khai kế hoạch, Start-up phải liên tục nhìn lại các hoạt động của mình để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết. Học hỏi từ các kinh nghiệm đã qua, từ những thất bại sai lầm là cách tốt nhất để cải thiện và phát triển dự án khởi nghiệp, hướng đến đạt được mục tiêu đã đề ra.
++ Dành cho bạn: Vai trò của khởi nghiệp
Với những bước quan trọng này, chúng ta đều có thể sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong quá trình thực hiện dự án khởi nghiệp. Trong khởi nghiệp nói riêng và kinh doanh nói chung, không ai có thể tránh khỏi sự thất bại, nhưng nếu không thực hiện các bước trên thì gần như không thể thành công. Bằng cách học từ những thất bại, chúng ta sẽ không ngừng cải thiện và ngày một tiến gần đến những mục tiêu của mình. Hãy tận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, và bắt đầu cuộc hành trình của mình để biến giấc mơ khởi nghiệp thành hiện thực.
Tin tức liên quan