Điện sinh khối là gì? Điện sinh khối được tạo ra thế nào? Bài viết dưới đây của Intracom Group sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc đó. Sinh khối được biết đến là loại vật liệu sinh học được cấu thành từ các loại thực vật, rác thải rắn và các loại rác thải hữu cơ. Vậy từ những vật liêu sinh học này làm sao để có thể chuyển đổi thành năng lượng điện. Liệu rằng loại vật liệu này có trở thành nguồn năng lượng mới của tương lai?
Trong tương lai, đối với ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, điện sinh khối đóng vai trò quan trọng và hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường. Việc khai thác và tận dụng nguồn năng lượng này không chỉ giúp giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, hướng tới bảo vệ môi trường mà còn cung cấp các năng lượng cần thiết cho sự phát triển của các ngành khác cũng như đời sống. Điện sinh khối góp phần vào công cuộc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống vốn đang gây ra những biến đổi lớn về khí hậu và môi trường sống.
Điện sinh khối (Biomass power hay biomass electricity) là một dạng năng lượng tái tạo được sản xuất bằng cách sử dụng nguồn tài nguyên sinh khối là các cây trồng, cây cỏ, rừng, rác thải hữu cơ và các tài nguyên khác để tạo ra điện năng. Quá trình sản xuất điện sinh khối bao gồm từ khâu thu hoạch, và biến đổi sinh khối thành nhiệt năng, điện năng hoặc dùng làm nhiên liệu đốt cháy.
Các nguồn tài nguyên sinh học này thường có khả năng tái sinh, vì là thực vật và rác thải hữu cơ nên nguồn cung nguyên liệu là luôn có. Việc khai thác và sử dụng điện sinh khối sẽ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
So với các nguồn năng lượng khác, năng lượng sinh khối có điểm tương đồng với năng lượng hóa thạch ở chỗ nó có thể điều khiển và có sẵn khi cần. Đây cũng là hạn chế của loại năng lượng này, khi mà nhiên liệu của điện sinh khối cần phải được mua, sản xuất, lưu trữ và thanh toán, không giống với nguồn cung của các loại năng lượng tái tạo khác như điện nước, điện gió, điện mặt trời. Bên cạnh đó, việc khai thác năng lượng từ điện sinh khối có thể tạo ra khí thải ra môi trường, điều này cần được kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo các quy định về môi trường.
Có nhiều cách để tạo ra điện năng từ sinh khối, dưới đây sẽ là một vài cách phổ biến nhất:
Đốt nhiệt sinh khối
Cách đơn giản nhất để chuyển đổi sinh khối thành điện năng đó là đốt trực tiếp sinh khối, đây là phương pháp được áp dụng tại hầu hết các nhà máy điện sinh khối. Việc đốt trực tiếp sinh khối sẽ tạo ra hơi nước ở áp suất cao, từ đó làm quay turbin để tạo ra điện năng. Thông thường, các loại sinh khối được tạo ra từ gỗ, dăm gỗ, mùn cưa… và nhiều loại sinh khối rắn khác được sử dụng để đốt trực tiếp. Không chỉ được sử dụng để tạo thành điện, nguồn năng lượng này cũng được sử dụng trong đời sống như nấu ăn, ….
Khí hóa sinh khối
Các loại sinh khối như chất thải nông nghiệp (bã ngô, rơm,…), trong điều kiện không có oxi và nhiệt độ cao sẽ tạo ra khí tổng hợp CO + H2, quá trình này còn được gọi là nhiệt phân sinh khối. Quá trình khí hóa sẽ biến nguyên liệu sinh khối trở thành khối metan (CH4) trong bể phân hủy.
Từ khí metan hay khí tổng hợp sẽ được sử dụng trong động cơ khí hoặc turbin để sản xuất điện năng.
Pin nhiên liệu
Pin nhiên liệu là cách tối ưu khi chúng ta có khí sinh học hay khí tổng hợp ở mức độ tinh khiết đủ cao, pin nhiên liệu này có thể được sử dụng để làm điện sinh học. Hình thức này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi bởi tính rủi ro của nó, khi khí sinh học bị chứa các tạp chất, các tế bào nhiên liệu của pin sẽ bị phá vỡ.
Trong tương lai, quy trình sản xuất điện sinh khối sẽ còn được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thêm các khoa học kĩ thuật hiện đại để tối ưu và tăng cường năng suất khai thác năng lượng. Bởi điện sinh khối là một phần quan trọng trong hệ thống năng lượng tái tạo và chiến dịch đa dạng hóa nguồn năng lượng. Cùng với các nguồn năng lượng tái tạo khác như thủy điện, điện mặt trời, điện gió đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Trên hành trình đó, sự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ liên quan đến sinh khối cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp trong việc cải thiện hiệu suất và giảm bớt chi phí sản xuất.
Để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo nói chung và ngành điện sinh khối nói riêng, chúng ta cần thúc đẩy nhận thức, khuyến khích các hình thức sáng tạo, phát triển công nghệ và khoa học để tạo ra một tương lai năng lượng sạch, bền vững. Chỉ khi chúng ta có sự chung tay và hợp sức, chúng ta mới có thể xây dựng một hành tinh xanh để truyền tại cho thế hệ tương lai.
Tin tức liên quan