Công suất 1 trụ điện gió phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính là tốc độ gió, tốc độ gió càng lớn và ổn định, công suất sản xuất điện năng của trụ điện gió lại càng tối ưu. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng công suất tối đa thường đạt được ở một ngưỡng tốc độ gió cụ thể theo thiết kế, và khi tốc độ gió vượt qua ngưỡng này, công suất có thể bị giảm xuống để bảo vệ hệ thống trụ điện.
Trụ điện gió (hay còn gọi là cột hoặc tháp gió) là nơi sản xuất năng lượng điện từ sức mạnh của gió, là một công trình phức tạp bao gồm nhiều thành phần lắp ráp lại với nhau để chuyển đổi năng lượng gió thành điện năng:
Tùy thuộc vào kích thước, thông số kĩ thuật trụ điện gió, thiết kế và loại trụ điện gió, cấu tạo và các bộ phận có thể có những thay đổi để phù hợp hơn với việc khai thác năng lượng gió khi vận hành.
Trên thế giới, từ những ngày đầu tiên, mỗi tháp điện gió (hay trụ điện gió) chỉ có công suất khoảng 50-100 kW. Đến những năm 1990, công suất của các trụ điện gió được tăng lên khoảng 300-500 kW. Vào đầu thế kỉ 21, các trụ điện gió có công suất thiết kế đạt 1,5-3,5 MW. Đến nay, nhiều turbin gió được lắp đặt có công suất thiết kế đạt 9,5-10 MW. Trụ điện gió có công suất lớn nhất thế giới là turbin ngoài khơi Haliade-X có công suất ban đầu là 12 MW, mỗi vòng quay của cánh quạt Haliade-X có thể cung cấp điện cho 1 hộ gia đình trong 2 ngày. Đến nay, turbin này đã được nâng cấp lên 14 MW.
Tại Việt Nam, các dự án điện gió có trụ điện công suất sản xuất trung bình khoảng 2,5 – 3,5 MW. Trụ điện gió có công suất lớn nhất tại Việt Nam thuộc về Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam, được đặt tại tỉnh Ninh Thuận.
Công suất 1 trụ điện gió là cơ sở để doanh nghiệp, các nhà đầu tư đánh giá về khả năng sinh lời của dự án điện gió. Nâng cao công xuất của 1 trụ điện gió sẽ giúp tối ưu được nhiều chi phí khác nhau, từ sản xuất, vận chuyển đến vận hành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Sự tiến bộ trong công nghệ thiết kế trụ điện gió và những nghiên cứu phát triển không ngừng đang tiếp tục nâng cao công suất và hiệu suất sản xuất điện, giúp tối ưu hóa việc khai thác năng lượng gió.
Trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại, công suất của các trụ điện gió sẽ ngày càng được cải tiến và tối ưu hơn nữa, nhằm khai thác triệt để nguồn năng lượng gió trên mỗi một trụ điện được lắp đặt.
Việc nguyên cứu phát triển công suất không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, quốc gia nào, nâng cao chất lượng các trụ điện gió sẽ đóng góp vào mục tiêu toàn cầu về chuyển đổi hoàn toàn nguồn sản xuất điện sang năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét cẩn thận các yếu tố về môi trường, kỹ thuật và kinh tế để có thể đảm bảo rằng việc gia tăng công suất diễn ra một cách bền vững và hiệu quả.
Tin tức liên quan