Intracom Group

Chi tiết chi phí 1 trụ điện gió bao nhiêu tiền?

Để xác định chi phí 1 trụ điện gió, chúng ta cần xem xét đến cách yếu tố bao gồm kích thước trụ, công suất sản xuất, vị trí đặt trụ điện gió, công nghệ sử dụng và cả yếu tố tại khu vực. Chi phí để đầu tư cho 1 trụ điện gió là đáng kể, nhưng trong tương lai, với sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ sản xuất và thi công lắp đặt, chắc chắn chi phí này sẽ còn có thể tối ưu hơn nhiều.

Một trụ điện gió bao gồm nhiều thành phần như cánh quạt, hệ thống truyền động, máy phát điện, hệ thống kiểm soát và khung cột hỗ trợ. Để xác định chi phí sẽ phụ thuộc vào việc sản xuất, vận chuyển và lắp đặt tất cả các thành phần này, cũng như việc duy trì và vận hành nó sau khi đưa vào hoạt động.

Cấu tạo của một trụ điện gió

Trụ điện gió (hay còn gọi là turbin gió) là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều thành phần quan trọng cấu thành để có thể chuyển đổi năng lượng gió thành năng lượng điện.

chi phí 1 trụ điện gió

Bao gồm:

  1. Cánh quạt (Rotor Blades): các cánh quạt là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với gió, chúng được thiết kế sao cho có hiệu suất tối đa trong việc thu năng lượng từ sức gió, chuyển đổi động năng gió thành năng lượng cơ khí. Cánh quạt thường làm bằng các vật liệu nhẹ như composite hoặc sợi thủy tinh để giảm trọng lượng và các góc nghiêng đã được tính toán một cách kĩ lưỡng.
  2. Trục quay (Hub and Shaft): Trục quay là bộ phận kết nối giữa cánh quạt với hệ thống truyền động và máy phát điện. Nó giúp cánh quạt xoay theo hướng gió để tối đa hóa hiệu suất thu thập năng lượng.
  3. Hệ thống truyền động (Drivetrain): Hệ thống truyền động có các bộ phận bao gồm hộp số hoặc hộp truyền động thẳng, giúp chuyển đổi chuyển động quay từ cánh quạt thành chuyển động xoay ở tốc độ cần thiết để vận hành máy phát điện.
  4. Máy phát điện (Generator): Máy phát điện là nơi sản xuất điện của turbin gió, chuyển đổi năng lượng cơ khí từ hệ thống truyền động thành năng lượng điện. Các máy phát điện thường là các máy điện tử động cơ ba pha.
  5. Hệ thống kiểm soát (Control System): Dựa trên tốc độ và hướng gió thực tế, hệ thống kiểm soát giúp tuabin gió tự động điều chỉnh hướng và tốc độ quay, cũng như tình trạng hoạt động của hệ thống.
  6. Khung cột (Tower): Khung cột là phần chịu trọng lực của toàn bộ hệ thống và giúp cánh quạt nâng cao lên vị trí có gió mạnh hơn. Các khung cột thường được làm bằng thép hoặc composite, và có thể có nhiều phần ghép lại để tạo chiều cao.
  7. Hệ thống kiểm tra và bảo trì (Monitoring and Maintenance System): Hệ thống này giúp theo dõi hiệu suất và tình trạng hoạt động của tuabin gió từ xa, đồng thời cũng cung cấp dữ liệu cần thiết để thực hiện các hoạt động bảo trì và sửa chữa.

Một trụ điện gió được cấu thành lên từ những bộ phận phức tạp, có kích thước lớn đòi hỏi công tác sản xuất, lắp đặt chuyên nghiệp. Đầu tư một turbin gió là một thách thức lớn, khâu vận chuyển là lắp đặt cũng cần một khoản chi phí lớn bởi trọng lượng và kích thước của các trụ điện gió là không hề đơn giản.

Chi phí 1 trụ điện gió bao nhiêu tiền?

Các turbin gió ngày nay dùng trong việc sản xuất điện được thiết kế với một kích thước rất lớn, chiều cao trung bình của một trụ điện gió lên tới 100m – 135m. Không chỉ được thiết kế cao, các cánh quạt của các turbin này cũng có kích thước vô cùng lớn, mỗi cánh quạt có chiều dài trung bình từ 65m – 80m, có trọng lượng khoảng 20 – 25 tấn.

Tùy vào nhà sản xuất, điều kiện địa hình hay yêu cầu riêng của chủ đầu tư mà kích thước các turbin sẽ được điều chỉnh thông số kỹ thuật trụ điện gió phù hợp. Các turbin gió tại trang trại điện gió ngoài khơi thường sẽ có kích thước lớn hơn trong đất liền do đặc điểm về không gian và sức gió ngoài biển lớn hơn.

Thông thường, một Turbin điện gió với công suất 2-3MW sẽ giao động trong khoảng từ 2-4 triệu USD, trung bình 1,3 triệu USD/MW. Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt, bảo dưỡng có thể lên đến 42.000 – 48.000 USD. Tại Việt Nam, một trụ điện gió tại Bình Định có mức đầu tư khoảng 100 – 115 tỷ đồng, chiều cao trụ turbin gió là 105m. Một trụ điện gió tại nơi đây sản sinh 5 MW điện sau mỗi giờ. Tuy nhiên, không phải Turbin gió sẽ hoạt động quanh năm, cần thường xuyên bảo dưỡng hay tạm ngừng khai thác điện khi gặp thời tiết xấu để tránh những tổn thất không đáng có.

Chi phí 1 trụ điện gió hay giá trị đầu tư ban đầu trong năng lượng gió thường khá cao, nhưng nếu đặt với những lợi ích lâu dài mà nó mang lại thì không hề tốn kém. Năng lượng gió không đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp lượng điện quan trọng cho toàn hệ thống mà còn là loại năng lượng sạch, không phát thải độc hại, không ảnh hưởng đến môi trường, góp phần đẩy lùi biến đổi khí hậu. Mặc dù mức chi phí đầu tư ban đầu có thể là một thách thức lớn, nhưng sự đầu tư vào năng lượng gió đều đặn trong tương lai sẽ mang đến nhiều lợi ích và hiệu quả về kinh tế, môi trường và cả xã hội. Điều quan trọng chúng ta cần cân nhắc một cách cẩn thận các khía cạnh liên quan và đảm bảo hướng đi có đích đến là một tương lai bền vững và thịnh vượng.

5/5 - (8 bình chọn)
  • Tags:

Tin tức liên quan