Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng, các chất thải cũng từ đó mà ngày càng sản sinh ra nhiều hơn. Chất thải nguy hại không lây nhiễm đang trở thành vấn đề nghiêm trọng mà toàn xã hội đang phải đối mặt. Bởi vậy, chúng yêu cầu những nỗ lực không hề nhỏ của chính quyền, doanh nghiệp và cả cộng đồng cùng chung tay với các cơ quan tổ chức môi trường, tạo nên một tương lai tươi sáng hơn cho hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần thúc đẩy việc tái chế, xử lý chất thải nguy hại, các tổ chức, đơn vị, công ty, cá nhân cần hợp tác với nhau để giảm thiểu việc sản sinh ra các loại chất thải nguy hại này, sử dụng sản phẩm, công nghệ thân thiện với môi trường. Phát triển và cải thiện các biện pháp kiểm soát và quản lý chất thải, đảm bảo việc xử lý diễn ra an toàn và hiệu quả.
Chất thải nguy hại là các loại chất thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, đời sống sinh hoạt có đặc tính nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người nếu phát thải ra bên ngoài, những loại chất thải này được liệt kê trong danh mục các chất thải nguy hại được cơ quan có thẩm quyền về môi trường quy định. Những loại chất thải nguy hại cần được xử lý một cách an toàn và hiệu quả nhằm giảm bớt tính chất nguy hiểm và an toàn, thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe con người.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào; vỏ chai, lọ đựng thuốc, hoá chất; thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ…..
Các loại chất thải nguy hại không lây nhiễm này cần có biện pháp xử lí hiệu quả trước khi xả thải ra môi trường. Nhằm mục đích giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn đặc tính nguy hại của các loại chất thải này với môi trường, an toàn với sức khỏe con người, không ảnh hưởng đến các ngành khác.
Phân loại các loại chất thải nguy hại không lây nhiễm là công việc quan trọng để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Việc phân loại cũng là cách tốt để giúp chúng ta có các phương án xử lí chất thải một cách hiệu quả hơn, giảm đi thời gian, chi phí và nguồn lực.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa đối với các chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp;
Đối với các chất thải nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu đen;
Đối với các chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã, tên loại chất thải lưu chứa.
Bên cạnh đó, kho chứa chất thải nguy hại cần đáp ứng các điều kiện về kĩ thuật, an toàn, cùng các trang bị cần thiết khi xảy ra các tình trạng rò rỉ ra bên ngoài.
Để có thể giải quyết triệt để các chất thải nguy hại không lây nhiễm, chúng ta cần thúc đẩy việc tái chế và xử lý các loại chất thải này bằng những biện pháp an toàn và hiệu quả. Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân cần hợp tác với nhau, giảm thiểu việc sản sinh ra các chất thải nguy hại, thông qua việc sử dụng các sản phẩm một cách tối ưu và ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Thắt chặt các biện pháp kiểm soát và quản lý chất thải một cách nghiêm túc, đảm bảo việc phát thải không ảnh hưởng đến môi trường và không gây hại cho sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, việc tăng cường nhận thức và tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn xử lý rác thải nguy hại của các đơn vị, cơ quan về môi trường cũng cần đẩy mạnh tại các khu vực. Chúng ta cần hiểu rõ nguy cơ mà chúng ta đang phải đối mặt và biết cách đóng góp hiệu quả để chung tay giải quyết các vấn đề này. Chỉ khi tất cả mọi người đều tham gia và hành động, chúng ta mới có thể bảo vệ chính hành tinh của mình, mang đến lợi ích cho tất cả mọi người và thế hệ tương lai.
Tin tức liên quan