Hãy tin rằng khi một cánh cửa đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra, phía cuối con đường “thành công” đang chờ đợi bạn. Vậy nên, dù bạn đang chuẩn bị khởi nghiệp hay đã trải qua thất bại trong quá trình này, thì những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng dưới đây chắc chắn sẽ truyền thêm niềm tin và ý chí mạnh mẽ cho bạn để tiếp tục theo đuổi ước mơ kinh doanh của mình.
Khởi nghiệp là quá trình bắt đầu một công việc mới hoặc một dự án kinh doanh, nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ đột phá để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc điểm của khởi nghiệp là sáng tạo trong cách sử dụng tài nguyên có sẵn và ý tưởng độc đáo để khai thác cơ hội kinh doanh.
Những câu chuyện khởi nghiệp có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ thông tin về thành công và thất bại của các doanh nhân, từ đó hỗ trợ, truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức cho những người muốn khởi nghiệp. Những câu chuyện thành công không chỉ gợi ý cho người khác mạo hiểm và sáng tạo trong việc khởi nghiệp mà còn tạo ra một cộng đồng giao lưu, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nhân và nhà đầu tư.
Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về các câu chuyện khởi nghiệp thành công…
Đoàn Nguyên Đức (thường được gọi là Bầu Đức) sinh năm 1962 tại Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là một doanh nhân hết sức thú vị trên thương trường Việt Nam. Tuy nhiên, những khó khăn ông gặp phải trong hành trình học tập và làm việc dài như sớ.
Không thành công với đại học, nhưng thành công khởi nghiệp
Sau khi tốt nghiệp lớp 12 vào năm 1982, Bầu Đức đã “khăn gói quả mướp” đến TP HCM để tham gia kỳ thi đại học. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, ông đã tham gia thi 3 lần nhưng đều không đậu, do đó ông quyết định quay trở lại Gia Lai và làm các công việc lao động chân tay khắp nơi để kiếm sống hàng ngày.
Bầu Đức chia sẻ: “Sau những cú sốc, đau và thừa nhận mình dốt, tôi đã ngửa mặt lên trời và tự nói với bản thân rằng ngã ở đâu tôi sẽ đứng lên ở đó. Con đường học vấn không mỉm cười với mình nên mình chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”.
Sau 5 năm làm thuê, Bầu Đức đã tích góp đủ số tiền để mở một phân xưởng nhỏ, chuyên sản xuất bàn ghế cho học sinh tại quê hương của ông. Vào năm 1990, ông đã tự mình cưa, bào và đục để tạo ra sản phẩm đầu tiên là một chiếc bàn dành cho học sinh.
Năm 1991 Bầu Đức tình cờ gặp một chuyên gia từ Đài Loan đang tìm hiểu thị trường đầu tư kinh doanh mặt hàng gỗ ở Gia Lai. Người này muốn hợp tác và đầu tư liên doanh. Do đó, đến năm 1992, xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku được thành lập và hoạt động trong việc chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ.
Sau bốn năm hợp tác kinh doanh với Đài Loan, Bầu Đức đã hoàn tất thanh toán nợ và đạt được quyền quản lý đầy đủ về tài sản máy móc thiết bị của nhà máy. Bên cạnh đó, Bầu Đức đã mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách tham gia các triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại các quốc gia lớn, như: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Úc,…
Thừa thắng xông lên, Hoàng Anh Gia Lai đổi tên thành Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai và bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất sang các lĩnh vực khác như: đá granite, chế biến mủ cao su, sản xuất bao bì, đầu tư kinh doanh khách sạn – khu du lịch và bất động sản. Từ đó cái tên Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu bành trướng, trải dài trên cả nước, mở rộng ra nhiều nước Đông Nam Á và đạt được nhiều giải thưởng danh giá.
Vào năm 2008, Hoàng Anh Gia Lai đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) với mã HAG. Bầu Đức, chủ tịch của tập đoàn, đã trở thành người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam trong hai năm liên tiếp (2008 – 2009).
Thập kỷ 2000 được xem là thời kỳ phồn thịnh của Hoàng Anh Gia Lai, khi công ty này liên kết mật thiết với sự phát triển bùng nổ của thị trường bất động sản, đặc biệt là ở các khu vực nổi bật như Đà Nẵng và các vùng phía Nam. Thế nhưng câu chuyện khởi nghiệp của ông chưa dừng lại ở đây, mà rẽ sang hướng mới.
Trở thành ông bầu bóng đá có tâm và có tầm
Cái tên Bầu Đức được người Việt Nam biết đến chủ yếu là nhờ những thành tựu đáng tự hào của ông trong ngành bóng đá. Có thể nói rằng ông Bầu Đức đã có một đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền bóng đá nước nhà.
Năm 2001, bầu Đức quyết định đầu tư vào bóng đá với mục tiêu xây dựng một “thương hiệu” Gia Lai có tầm nhìn quốc tế. Vào năm 2007, câu lạc bộ bóng đá Arsenal trở thành đối tác chiến lược của Hoàng Anh Gia Lai trong việc thành lập Học viện bóng đá HAGL – Arsenal JMG. Đặc biệt, các học viên trúng tuyển sẽ được học viên đào tạo trong 7 năm mà không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.
Trong 10 năm đầu tiên, bầu Đức đã đóng góp để giúp nền bóng đá Việt Nam phục hồi, với việc ra mắt lứa Công Phượng vào cuối năm 2013. Sân chơi V-League, trước đây chỉ có khán đài trống vắng như cảnh chợ chiều, đã được tạo nên sự thay đổi lớn nhờ hiệu ứng U19 HAGL.
Những đóng góp hữu hình và vô hình của ông đã giúp nền bóng đá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Đặng Lê Nguyên Vũ – Vua cà phê Trung Nguyên sinh năm 1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, “vua cà phê” đã khởi nghiệp thành công, xây dựng một đế chế cà phê đáng ngưỡng mộ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng để có được thành công và địa vị hiện tại, doanh nhân này đã trải qua một tuổi thơ cơ cực, khó khăn.
Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng
Tuổi thơ của Đặng Lê Nguyên Vũ đã trải qua những khó khăn và gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông xuất thân từ một gia đình nghèo tại vùng biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Một thời gian sau, gia đình ông sau đó đã chuyển lên một huyện miền núi ở Đắk Lắk để sinh sống.
Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ: “Tôi luôn hình dung lại được cảnh mẹ tôi nặng nhọc bưng từng chồng gạch, hay tất tả chạy ra ruộng rau lang hái đọt non đem bán kiếm miếng ăn cho cả nhà. Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kιếm đủ 2 triệu đồng để lo viện phí cho ông”.
Ước ao thoát nghèo trong đầu ông lúc đó mãnh liệt hơn bao giờ hết!
Đến năm 1992, ông đã đỗ Đại học Y Tây Nguyên. Tuy nhiên, sau 3 năm trải nghiệm cuộc sống sinh viên trường Y, ông nhận ra mình không thực sự phù hợp với ngành này mà luôn trăn trở với việc làm giàu, nung nấu những ý tưởng kinh doanh dù trong túi chỉ có 100.000 đồng.
>> Gợi ý cho bạn: Những câu chuyện khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng “Hot rần rần” trên Thế Giới
Bắt đầu khởi nghiệp và gặt hái thành tựu
Dù khi ông trình bày ý tưởng kinh doanh với bạn bè, ai cũng nhận xét ông là “thằng điên hạ nặng”, nhưng ông vẫn thành công trong việc tìm được ba người cộng sự học cùng lớp và cùng họ xây dựng đế chế cà phê Trung Nguyên nổi tiếng như hiện nay.
Việc khởi nghiệp ban đầu đã gặp không ít khó khăn. Lò rang cà phê đầu tiên đã phải đóng cửa ngay trong ngày khai trương. Còn lò rang cà phê thứ hai, bị hàng xóm xung quanh báo công an vì lo lắng về mức độ an toàn.
Ông không từ bỏ và cùng các bạn của mình chia cà phê vào các gói nhỏ, sau đó đóng gói và bán cho các khách hàng cá nhân. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng, thương hiệu của ông đã thu hút sự chú ý từ một số người.
Những tưởng sự nghiệp sẽ tiếp tục thuận lợi như vậy, nhưng thực tế không như mong đợi. Kế hoạch phân phối cà phê tại miền Tây, TP HCM và Buôn Ma Thuột đang gặp liên tiếp thất bại chỉ sau vài tháng.
Đối diện với nguy cơ phá sản, ông đã may mắn nhận được sự giúp đỡ tận tâm từ bạn bè để trả nợ. Từ đó, ông và nhóm bạn đã mở cửa hàng đầu tiên tại TP HCM. Tiếng lành đồn tiếng xa, chiến lược “Phục vụ đồ uống miễn phí trong vòng 10 ngày” của Đặng Lê Nguyên Vũ đã giúp thương hiệu của chúng tôi trở nên nổi tiếng trong mỗi ngõ ngách của TP HCM.
Thành công nối tiếp thành công, sau khi bắt đầu kế hoạch phát triển cà phê hòa tan vào năm 2001, hàng loạt nhà máy cà phê được xây dựng, trong đó có 1 nhà máy lớn nhất Việt Nam và 1 nhà máy lớn nhất Châu Á.
Không ngừng tiến xa hơn, Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục thực hiện ước mơ của mình để đưa thương hiệu cà phê Việt Nam ra toàn cầu. Vào năm 2008, ông đã mở văn phòng đầu tiên tại Singapore và sau đó không lâu, ông đã mở một cửa hàng tại Thượng Hải – Trung Quốc, được biết đến là “thủ phủ cà phê thế giới”.
Đến nay, thương hiệu của ông đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới. Ông cũng được ngợi ca, vinh danh trên nhiều tạp chí nổi tiếng thế giới và sở hữu khối tài sản khổng lồ. Đặc biệt, câu chuyện khởi nghiệp của ông đã trở thành tấm gương và là nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B.
Nguyễn Thanh Việt (thường biết đến với tên Shark Việt) sinh năm 1963 tại Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sở hữu một đế chế Intracom với giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, để đạt được thành công như hiện tại, vị doanh nhân này đã phải trải qua nhiều khó khăn và đấu tranh với chính mình để vượt qua vùng an toàn.
Học đúng ngành – Làm đúng nghề
Con đường sự nghiệp của Shark Việt đã gặp khá nhiều thuận lợi kể từ khi ông tốt nghiệp Đại học Thủy Lợi. Nơi mà ông bắt đầu làm việc sau khi tốt nghiệp đại học chính là công ty Sông Đà, đồng thời đây cũng là nơi ông có thời gian gắn bó lâu nhất.
Sau hơn 16 năm đồng hành, Shark Việt đã từng bước tiến lên từ vị trí nhân viên bình thường đến đảm nhận những vị trí quan trọng và có ảnh hưởng. Ông đã vượt qua nhiều thách thức và vươn lên vị trí phó giám đốc, ít lâu sau ông được bổ nhiệm làm giám đốc. Đến năm 2001, ông bước ra khỏi vùng an toàn, quyết định xin nghỉ việc tại công ty Sông Đà để bắt đầu khởi nghiệp.
Rời khỏi vùng an toàn – Lập nghiệp khi đã 39 tuổi
Gắn bó với doanh nghiệp nhà nước 20 năm, nhưng chưa thấy phù hợp. Shark Việt lý giải: “Vì khi quyết định gì đấy thì phải đưa ra rất nhanh. Làm doanh nghiệp nhà nước, nếu lãnh đạo làm có lợi 100 tỷ đồng thì được một bằng khen. Nhưng nếu làm sai phạm, có thể vài triệu, thì sẽ bị cách chức hay kỷ luật. Người lãnh đạo như vậy rất khổ tâm”.
Shark Việt quyết định thành lập một công ty riêng của mình, chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và giao thông, với tên Intracom. Đến nay, đế chế Intracom của Shark Việt đã mở rộng quy mô hoạt động vào nhiều lĩnh vực khác.
Hiện tại, Doanh nhân Nguyễn Thanh Việt đang đảm nhận vai trò là Chủ tịch và Tổng giám đốc của công ty Intracom. Intracom đã phát triển thành một hệ sinh thái đa dạng, hoạt động trên 6 lĩnh vực khác nhau. Trong số đó, các lĩnh vực đầu tư bất động sản, xây dựng và chăm sóc sức khỏe đáng chú ý nhất.
Intracom Group đã đầu tư vào 8 dự án bất động sản trọng điểm, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Ngoài ra, Intracom cũng từng tham gia trực tiếp xây dựng dự án thủy điện Nậm Pung, Cẩm Thủy, Tà Lơi 2 và 3. Bên cạnh đó, dự án nổi bật khác của Intracom là bệnh viện khách sạn 5 sao Phương Đông, tập trung phục vụ cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, với tổng diện tích lên đến 9,6 ha và quy mô 1.000 giường bệnh.
Qua câu chuyện khởi nghiệp của Shark Việt, chúng ta hiểu rằng không bao giờ là quá muộn để theo đuổi ước mơ khởi nghiệp vì mỗi ngày là một cơ hội mới để bắt đầu. Dù bạn đã trưởng thành hay đã có gia đình, việc bắt đầu một doanh nghiệp có thể thay đổi cuộc sống của bạn và đem lại thành công. Quan trọng là có đủ sự quyết tâm, kiên nhẫn, chăm chỉ, sẵn sàng học hỏi và tinh thần khởi nghiệp. Nắm bắt cơ hội và theo đuổi đam mê của mình là điều quan trọng nhất.
Hy vọng, những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng trên đã phần nào giúp bạn có thêm nhiều động lực, ý chí trên chặng đường khởi nghiệp gian nan này. Hoàn cảnh, xuất thân hay trí thông minh chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong việc thành công, phần còn lại phụ thuộc vào cách mà chúng ta kiên trì và nỗ lực để theo đuổi mục tiêu.
Tin tức liên quan