Tuy nhiên, đây không phải là một giai đoạn không thể vượt qua. Qua việc tìm hiểu rõ nguyên nhân BĐS đóng băng, tìm kiếm giải pháp hợp lý, chính phủ sẽ có các biện pháp để giúp thị trường sớm tan băng vượt qua giai đoạn khó khăn ngày, các doanh nghiệp trong ngành cũng có thể nắm bắt cơ hội và vượt qua khó khăn.
Sau một giai đoạn thăng của thị trường bất động sản (giai đoạn 2019 – đầu 2022), thị trường lại đang chứng kiến một nốt chầm từ cuối 2022 đến nay, thị trường BĐS đóng băng, các giao dịch gần như là con số 0, tính thanh khoản của thị trường chạm đáy. Các doanh nghiệp, cá nhân trong ngành lâm vào tình cảnh lao đao.
Theo số liệu thống kê thị trường, giai đoạn nửa đầu 2023, nhu cầu tìm kiếm BĐS giảm 34% và số lượng tin đăng tải giảm 42% so với cùng kì năm 2022. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giải thể lên tới 554 doanh nghiệp, tăng 30,4%.
Thị trường BĐS trong năm 2023 chứng kiến rất ít các dự án mới được ra hàng, chủ yếu là các dự án từ năm trước, các chủ đầu tư cũng dè chừng, đợi đến khi thị trường tan băng mới tung hàng ra.
Một trong những lĩnh vực được kì vọng phát triển trong thời gian tới BĐS nghỉ dưỡng cũng không tránh khỏi cảnh “ế ẩm”, dù cho ngành du lịch đã thoát khỏi ảnh hưởng của dịch bệnh, phát triển mạnh mẽ trở lại, mở cửa đón du khách cả trong nước lẫn du khách quốc tế. Tình hình phát triển của BĐS nghỉ dưỡng cũng không mấy khả quan.
Cùng với sự ảnh hưởng của kinh tế thế giới, hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn cuối 2022, đầu 2023 là nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp, cá nhân khó tiếp cận được với nguồn vốn mới, thị trường rơi vào trạng thái chờ đợi. Các vướng mắc về tính pháp lý chưa được tháo gỡ một cách triệt để khiến thanh khoản thị trường trở về đáy.
Sau một giai đoạn mà dòng tiền mới dễ dàng được bơm thêm vào thị trường (giai đoạn đầu 2022), không được kiểm soát tốt, dòng tiền mới vào thị trường xảy ra tình trạng đầu cơ, tạo sốt đất, bong bóng tại một số khu vực.
Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại đã cẩn trọng hơn, đột ngột đạp phanh khiến cho dòng tiền bị tắc nghẽn. Nhà nước đã phải sử dụng chính sách thắt chặt về tiền tệ để điều chỉnh và ổn định nền kinh tế.
Theo Nghị định 65, hoạt động phát hành trái phiếu diễn ra rất chặt chẽ và chuyên nghiệp. Trên thực tế, việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp diễn ra chưa hiệu quả, doanh nghiệp một lần nữa bị hạn chế trong việc tiếp cận vốn.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành BĐS, thị trường bị đóng băng, tác động dây chuyền đến nhiều ngành và các lĩnh vực kinh tế, ảnh hưởng đến việc làm của đa số người lao động trong lĩnh vực BĐS.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp BĐS phải rời bỏ cuộc chơi, tuyên bố giải thể. Đa số các doanh nghiệp BĐS phải tiết kiệm chi phí vận hành ở mức tối đa, nhiều đơn vị đã phải cắt giảm nhân sự.
Vậy doanh nghiệp BĐS cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường?
Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị
Đáp ứng các nhu cầu thay đổi mỗi ngày của thị trường, doanh nghiệp BĐS cần tìm kiếm và phát triển các sản phẩm BĐS mới. Tạo ra các dự án có tính cạnh tranh cao và những ưu đãi hấp dẫn có thể hấp dẫn được khách hàng.
Doanh nghiệp cần tập trung nâng cao giá trị và chất lượng của sản phẩm để tạo được niềm tin, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, thu hút sự quan tâm của khách hàng và tạo giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Tìm kiếm nguồn tài chính linh hoạt
Một trong những nguyên nhân tạo nên sự đóng băng của thị trường đó là khó khăn trong việc huy động nguồn vốn. Vốn là một phần sức mạnh doanh nghiệp, cần tìm các nguồn vốn đa dạng, có thể vay ngân hàng, hợp tác với các đối tác tài chính, thu hút các nhà đầu tư.
Thích ứng và đổi mới
Giai đoạn thị trường bị đóng băng là lúc có nhiều thách thức, thay đổi với các doanh nghiệp trong ngành, nhưng bên cạnh đó cũng có những cơ hội mới được mở ra. Doanh nghiệp cần thích ứng và đổi mới để khai thác những cơ hội đó của thị trường. Doanh nghiệp có sự linh hoạt và khả năng thích ứng tốt sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn và tạo ra sự phát triển bền vững.
Tình trạng BĐS đóng băng kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, bởi thế mà phía Chính phủ, Ngân hàng nhà nước sẽ sớm có những động thái tháo gỡ, hỗ trợ để giúp phục hồi thị trường BĐS sớm nhất.
Doanh nghiệp BĐS trong giai đoạn này phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn, xong không nên ngồi yên đợi bão qua. Doanh nghiệp có thể áp dụng những giải pháp nêu trên để đổi mới mình, thích nghi tốt hơn với những giai đoạn khó khăn của thị trường, đạt được khả năng phát triển theo hướng bền vững trong lĩnh vực BĐS.
Tin tức liên quan