Intracom Group

BĐS công nghiệp – Điểm sáng hiếm hoi trong giai đoạn khó khăn của thị trường

Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp đã chứng kiến sự bùng nổ trở lại sau quãng thời gian khó khăn của đại dịch. Ngay sau khi trở lại, các nhà đầu tư và khách hàng quốc tế đã nhanh chóng thể hiện sự quan tâm đến khu vực này. Tuy rằng ghi nhận sự phát triển tốt, song BĐS công nghiệp vẫn còn gặp nhiều “lực cản”.

“Điểm sáng” hiếm hoi của thị trường

BĐS công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng của thị trường BĐS trong năm 2023 với tỷ lệ lấp đầy ở mức cao, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê, tại Việt Nam có 397 khu công nghiệp được thành lập; 292 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt hơn 87,1 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp khoảng hơn 58,7 nghìn ha.

Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên cả nước vào khoảng 80%. Trong đó, khu vực phía Nam có tỷ lệ 85%, Bình Dương là nơi có diện tích khu công nghiệp lớn nhất cả nước (chiếm 13%) có tỷ lệ lấp đầy đến 95%. Khu công nghiệp tại TP.HCM và Đồng Nai đã được lấp đầy gần như hoàn toàn.

bđs công nghiệp

Sau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam ghi nhận sự bùng nổ trở lại, mặc dù theo khảo sát, giá thuê đất bình quân tăng từ 8-13% trong năm 2023. BĐS công nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến sự quan tâm đến từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các nhà sản xuất toàn cầu với nhu cầu đầu tư lớn trong các lĩnh vực Công nghệ, Năng lượng, Logistic,…

Với quá trình mở cửa biên giới, cùng với tỷ giá của Việt Nam đồng luôn được giữ ở mức ổn định và các chính sách về mức thuế doanh nghiệp hấp dẫn. Đó là những yếu tố đã góp phần khiến BĐS công nghiệp tại Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm. Bên cạnh đó, làn sóng các công ty đa quốc gia rời các hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc cũng sẽ là điều kiện thuận lợi, cơ hội để Việt Nam thu hút thêm các nhà sản xuất lớn về nơi đây.

BĐS Công nghiệp vẫn gặp nhiều “lực cản”

Mặc dù được xem là “Điểm sáng” hiếm hoi của thị trường trong giai đoạn khó khăn, nhưng BĐS công nghiệp vẫn gặp nhiều “lực cản”.

Giải phóng mặt bằng chậm

Một trong những “lực cản” lớn phải kể đến là khâu giải phóng mặt bằng chậm khiến nhiều dự án, khu công nghiệp bị kết nối hạ tầng thiếu sự đồng bộ, tiêu chuẩn nhà xưởng thấp. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang diễn ra ảm đạm, xuất khẩu nhiều ngành bị giảm sút, các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước đều đang rất thận trọng, tâm lý e dè cũng khiến dòng vốn bị giảm sút.

Để phát triển BĐS công nghiệp tại Việt Nam cần tập trung vào những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển, tăng trưởng, chú trọng đầu tư vào hạ tầng giao thông kết nối. Cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ làm tăng giá trị khi xem xét, đánh giá sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng.

Chính sách cần đủ mạnh để hỗ trợ các nhà đầu tư

Với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, sự xuất hiện của các nhu cầu mới đòi hỏi các chính sách cần rõ ràng, minh bạch và đủ mạnh để hỗ trợ các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường đang tiềm năng. Chuyên gia cho rằng, các thông tin quy hoạch khu công nghiệp cần công khai, minh bạch trong tổng thể bản đồ quy hoạch chung của vùng, địa phương để nhà đầu tư yên tâm nghiên cứu, nắm bắt cơ hội đầu tư.

Bên cạnh đó, các thủ tục cấp phép, giải quyết các vướng mắc về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng trước đây vốn tốn nhiều thời gian xây dựng và làm tăng chi phí. Địa phương cũng cần có những chiến dịch tăng cường chính sách ưu đãi đầu tư cùng các dịch vụ hỗ trợ pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư.

5/5 - (2 bình chọn)
  • Tags:

Tin tức liên quan